Đau nhức vai gáy khi ngủ dậy

Sau một đêm ngủ dậy, bạn thấy đau cứng vùng cổ gáy nhất là khi ngoái cổ. Sau đó là cảm giác đau khi vận động, tê từ vai xuống tận bàn tay, lưng, hông, sườn - những nơi có khối cơ dày.

Cảm giác khó chịu nửa người và cảm giác đau khó chịu ngày càng tăng. Khi gặp tình trạng này, phần đông mọi người cho là bị cảm gió, cảm mạo nên đã xoa dầu nóng, cạo gió. 

Theo lương y Dương Xuân Mến (Hà Nội), chứng đau nhức này chủ yếu do gối quá cao, nằm ngủ không đúng tư thế nên các mạch máu, cơ bị chèn ép. Ở những người có thói quen nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt (tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm), họ dễ thấy đau nhức một bên mình khi ngủ dậy do bị chèn ép. Lúc đó, cơ bắp lâm vào tình trạng thiếu máu quá ngưỡng, không thể tự khắc phục và gây nên hiện tượng cứng cơ, vẹo cổ sau khi ngủ dậy. 

(Ảnh: Schaarschmidt.com)
Nhiều người khi bị đau cổ gáy đã tự xoa bóp không đúng cách, bôi dầu nóng, thuốc rượu, kem giảm đau, day ấn chỗ đau. Nhiều người cạo gió vì nghĩ mình bị cảm mạo, trúng gió. Thực tế, các loại thuốc, kem, dầu nóng... đều có tác dụng giảm đau nhất thời, nhưng sau một thời gian ngắn chứng đau nhức lại tái phát. Biện pháp cạo gió lại gây xuất huyết dưới da, có thể gây tụ máu chèn ép thêm hay tạo ra phản xạ co thắt cơ, làm đau nhức nặng hơn...

Một số người khi thấy bị cứng cổ, đau vai, lưng càng cố vận động xoay cổ, vặn tay, lưng... khiến bệnh không khỏi mà còn thấy đau và cứng cổ nhiều hơn.

Nên làm gì?

Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều yếu tố tác động gây thiếu máu ở các cơ như ngồi trước quạt, máy lạnh, dầm mưa dãi nắng lâu, gội đầu, tắm rửa ban đêm, ngồi lâu ở bàn giấy... rồi khi ngủ lại nằm sai tư thế. Điều này đã làm sụt giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, khiến một lượng lớn axit lactic - thủ phạm gây đau mỏi cơ - được giải phóng và gây nên chứng đau nhức mình mẩy.

Người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động trong vài ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B. Việc xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp nhưng phải làm đúng cách, tốt nhất là do bác sĩ chuyên khoa thực hiện.

Theo Gia Đình & Xã Hội, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video