Dấu vết khủng long hiếm có ở Bán đảo Ả-rập

Hơn hàng trăm dấu chân khủng long đã được phát hiện trên Bán đảo Ả-rập, nơi mà những hóa thạch tương tự là cực kỳ hiếm.

Dấu vết 150 triệu năm tuổi này thuộc ornithopods và sauropods – các loài ăn cỏ lớn hai chân và bốn chân – thuộc Yemen ngày nay.

Theo tác giả chính của công trình Anne Schulp, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Maastricht, Hà Lan, “Ngày đầu tiên tại địa điểm chúng tôi đã có được một đàn 11 con sauropods và trên một trăm dấu chân. Điều này cung cấp điểm dữ liệu đầu tiên, ít nhất là về mặt dấu vết từ nơi đây.”

Những dấu vết được phát hiện đầu tiên bởi Mohammed Al-Daheri, một nhà báo Yemeni, cách thủ đô San’a’ của Yemen 50km về phía bắc. Nhà báo này thông báo với Mohammed Al-Wosabi, nhà cổ sinh vật học tại ĐH San’a’. AL-Wosabi đã liên lạc với các đồng sự ở nước ngoài, bao gồm Schulp. Bà đã đến thăm vùng này vào tháng 12 năm 2006.

Cuộc dạo chơi thư thả

Những dấu chân này là một ví dụ tốt về hành vi bầy đàn dọc vùng đất bùn bằng phẳng gần bờ biển cuối kỷ Jura, kéo dài cách đây khoảng 200 đến 150 triệu năm.

Các nhà cổ sinh vật học cũng có thể suy luận kích cỡ, tuổi và tốc độ của sauropods dựa trên dấu chân của chúng. “Chúng ta có cả khủng long còn bé và đã trưởng thành – hoặc ít nhất là con lớn và con bé – trong cùng một đàn. Điều thú vị ở đây là chúng đang di chuyển cùng với nhau ở tốc độ tương đương – tựa như một buổi dạo chơi thư thả.”

Các dấu chân được phát hiện gần đây ở Yemen cho thấy một đàn khủng long ăn cỏ đang “dạo bộ” cách đây khoảng 150 triệu năm. Phát hiện hiếm có này làm dấy nên tranh luận vì hai loại khủng long ăn cỏ để lại dấu này – ornithopods và sauropods – được cho rằng không ở lẫn với nhau. (Ảnh: Nancy Stevens) 

Theo Martin Lockley, quản lý và giám đốc Bộ sưu tập dấu chân hóa thạch Denver, ĐH Colorado, người không tham gia vào công trình này “Dấu vết là một loại ảnh chụp – gần như một bộ phim về động vật sống – trong khi xương cho bạn biết về loài đã chết.”

Lockley cho rằng phát hiện này cũng “dấy lên những tranh cãi sinh thái”,“hiểu biết thông thường cho rằng hai loại khủng long ăn cỏ - ornithopods và sauropods –thường không cùng tồn tại.”

“Theo tôi đoán, điều này mở ra một biên giới mới.”

Công trình này xuất hiện trên tờ PLoS ONE.

Thay đổi giả thiết?

Ornithopods được cho là phát triển kích cỡ và số lượng vào thời Cretaceous, giai đoạn tiếp theo Jura và kéo dài cho đến cách đây 65 triệu năm. Nhưng phần lớn các dấu chân phát hiện ở Yemen cho thấy thay vào đó ornithopods đã xuất hiện sớm hơn mọi người vẫn nghĩ.

Theo Schulp “Nó khá lớn so với chuẩn cuối thời Jura, và nó cho chúng ta biết những loài khủng long ornithopod lớn có thể đã xuất hiện sớm hơn mọi người giả định cho đến hiện nay.”

Nancy Stevens, nhà cổ sinh vật học tại ĐH Ohio ở Athens, là đồng tác giả của công trình. Bà viết trong một email rằng “Phát hiện này mang tính khuyến khích ở điểm nó mang ý nghĩ là phát hiện đầu tiên trong những phát hiện mà chúng tôi hy vọng sẽ thực hiện ở vùng này của bán đảo Ả-rập.”

Tuệ Minh (Theo National Geographic)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video