Thực tế mực khổng lồ có thể không tấn công tàu thuyền nhưng chúng vẫn là kẻ săn mồi đáng sợ dưới đại dương.
Mực khổng lồ (Architeuthis dux) là loài săn mồi bí ẩn dưới đáy biển sâu với đôi mắt và xúc tu to bằng quả bóng rổ có thể kéo dài tới 10 mét. Nó là một trong những động vật không xương sống lớn nhất thế giới và thuộc nhóm động vật thân mềm cổ xưa gọi là cephalopod, bao gồm bạch tuộc, mực nang và nautiluses.
Xác một con mực khổng lồ trôi dạt vào bãi biển Golden Mile ở Vịnh Britannia, Nam Phi hồi năm ngoái.
Những lần nhìn thấy mực khổng lồ có thể là nguồn cảm hứng cho những câu chuyện về con tàu phá hủy Kraken từ thần thoại Scandinavia. Mực khổng lồ thực sự sống ở độ sâu ít nhất 900m dưới bề mặt đại dương và không tấn công tàu bè.
Các nhà khoa học vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu về cuộc sống của loài mực khổng lồ. Đến nay trong 10 năm qua, mới chỉ có hai lần các nhà nghiên cứu có thể bắt được cảnh quay của những sinh vật khổng lồ khó nắm bắt này trong môi trường tự nhiên của chúng.
Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian ở New York (Mỹ), các chuyên gia vẫn không chắc có bao nhiêu con mực khổng lồ hoặc bao nhiêu loài khác nhau có thể tồn tại dưới đại dương.
Các nhà khoa học ước tính rằng loài này có thể dài tới 20m.
Con mực khổng lồ lớn nhất từng được tìm thấy dài gần 13m, tính cả các xúc tu của nó. Tuy nhiên, các nhà khoa học ước tính rằng loài này có thể dài tới 20m, dựa trên kích thước của mỏ mực khổng lồ được tìm thấy trong dạ dày của cá nhà táng (Physeter macrocephalus), loài săn mực khổng lồ.
Mực khổng lồ có 8 xúc tu, với các mút gai giúp nắm và kéo con mồi về phía mỏ của chúng. Mỏ mực được làm từ kitin cứng, chất liệu tương tự như xương ngoài côn trùng, với các cạnh sắc rất thích hợp để cắt con mồi thành từng miếng vừa ăn.
Mực khổng lồ có kích thước cực lớn, nhưng đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chúng có phải loài nhuyễn thể lớn nhất hay không. Mực khổng lồ (Mesonychoteuthishamiltoni) sống ở Nam Đại Dương ở độ sâu ít nhất là 1000m.
Một trong những mẫu mực khổng lồ ít được biết đến, được lưu giữ tại bảo tàng Te PapaTongarewa (New Zealand) nặng tới 450kg, trong khi mực khổng lồ trước đó được cho là chỉ nặng khoảng 275kg.
Theo Smithsonian, mực khổng lồ có thể đạt tới chiều dài 14m hoặc hơn thế, vì chúng có hai xúc tu dài.
Mực khổng lồ thường được ghi nhận nhiều nhất ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương, gần Nam Phi và New Zealand.
Một số nhà khoa học cho rằng mực khổng lồ nên được chia thành nhiều loài khác nhau, bao gồm các loài riêng biệt cho các quần thể ở Bắc Đại Tây Dương, Bắc Thái Bình Dương và Nam Đại Dương. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B đã phân tích 43 mẫu mực khổng lồ được thu thập không tìm thấy sự đa dạng di truyền. Điều này cho thấy mực khổng lồ là một loài đơn lẻ và sống xen kẽ nhau qua quá trình di cư.
Loài này sống đơn độc và các nhà khoa học không rõ làm thế nào con đực tìm thấy con cái để sinh sản. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng con đực và con cái có lẽ chỉ đôi khi chạm trán nhau, con cái sẽ thu thập và lưu trữ tinh trùng từ nhiều con đực. Tuy nhiên, một con cái bị đánh bắt ngoài khơi Nhật Bản vào năm 2020 chỉ có tinh trùng từ một con đực duy nhất, cho thấy mực khổng lồ thực sự có thể chung thủy một vợ một chồng.
Các nhà khoa học cũng không chắc chắn việc giao phối của mực diễn ra như thế nào. Họ giả thiết rằng con đực đặt tinh trùng của mình lên các xúc tu của mực cái, nghi ngờ con cái có thể phóng thích trứng và giữ chúng khi chúng được thụ tinh trong nước.
Mực khổng lồ là loài sống đơn độc.
Theo Smithsonian, con cái sẽ giải phóng hàng triệu trứng đã thụ tinh kết dính với nhau thành một khối trứng.
Mực ống có tuổi thọ ngắn, hầu hết các loài chỉ sống được từ một đến ba năm. Mặc dù các nhà khoa học không biết chính xác mực khổng lồ sống được bao lâu, nhưng họ tin rằng nó không quá 5 năm nên chúng phải lớn rất nhanh.
Mực khổng lồ ăn các loài mực nhỏ khác và săn cá, bao gồm cả cá xám xanh - một loài cá biển sâu. Trong khi đó, bản thân những con mực khổng lồ lại là con mồi cho cá nhà táng.
Quái vật Kraken trong thần thoại Scandinavia, có thể được lấy cảm hứng từ những lần nhìn thấy mực khổng lồ, được cho là xuất hiện như những hòn đảo nhỏ trên mặt nước để đánh lừa các thủy thủ nghĩ rằng đó là đất liền. Sinh vật biển khổng lồ sau đó sẽ sử dụng các xúc tu của mình để kéo tàu và thủy thủ đoàn xuống dưới làn sóng của biển khơi. Nhưng con người không phải là thức ăn của mực khổng lồ, nên không có lý do gì để mực khổng lồ tấn công tàu bè.
Mực khổng lồ được IUCN phân loại là loài ít được quan tâm nhất, có nghĩa là chúng không bị đe dọa tuyệt chủng. Chúng có phạm vi địa lý rộng và ít bị tác động tiêu cực bởi hoạt động của con người hơn nhiều loài khác vì sống dưới đáy đại dương sâu thẳm. Tuy nhiên, các nhà khoa học không biết chắc quần thể mực khổng lồ lớn như thế nào hoặc những mối đe dọa nào mà nó có thể phải đối mặt trên thực tế.