Đi bộ nhanh ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Nghiên cứu trên 1455 bệnh nhân nam giới, chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện: Việc đi bộ nhanh tối thiểu: 4,83 km mỗi giờ, 3 giờ mỗi tuần (tức là 14,49 km mỗi tuần) sẽ hạ thấp nguy cơ phát triển của căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt, theo các nhà khoa học ở Đại học California, San Francisco, Hoa kỳ và trường Y tế cộng đồng Havard, Hoa kỳ.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng: Các bệnh nhân nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu sau khi thực hành đi bộ nhanh ít nhất 4,83 km mỗi giờ, và tối thiểu ba giờ mỗi tuần, kết quả là gần 60% số bệnh nhân nam giới này ít có khả năng phát triển các dấu hiệu sinh hóa tái phát bệnh ung thư hay để điều trị ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn thứ hai.

"Điều quan trọng là cường độ của các hoạt động thể chất, việc đi bộ phải đủ nhanh thì những bệnh nhân này mới đạt được kết quả điều trị như mong đợi", theo Erin Richman, một nghiên cứu sinh tại Đại học UCSF, Hoa kỳ, tác giả đầu tiên của nghiên cứu này. Kết quả của nghiên cứu này được đăng tải trên Tạp chí nghiên cứu Ung thư số ra ngày 24 tháng 5 năm 2011. "Kết quả nghiên cứu cung cấp cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt cách thức họ có thể làm để cải thiện bệnh tình của chính bản thân họ."


Nghiên cứu sinh Erin Richman

Nghiên cứu trước đây, được công bố đầu 2011, bởi June Chan của Đại học UCSF, Hoa Kỳ và các đồng nghiệp tại trường Y tế cộng đồng Havard, Hoa kỳ, đã cho thấy rằng hoạt động thể lực sau khi chẩn đoán của các bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt, sẽ có tác dụng làm giảm tỉ lệ tử vong ở những nam giới mắc bệnh này. Nghiên cứu mới bổ sung cho khám phá này, vì đây là nghiên cứu đầu tiên tập trung vào hiệu quả của hoạt động thể chất sau khi có chẩn đoán về dấu hiệu ban đầu của việc phát triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt, chẳng hạn như có sự gia tăng trong kháng nguyên tuyến tiền liệt, cụ thể trong máu (PSA).

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hoạt động thể chất mạnh mẽ hoặc đi bộ nhanh có thể có lợi ích ở các giai đoạn đầu của bệnh ung thư tuyến tiền liệt", theo giáo sư Chan, làm việc tại Đại học UCSF, Hoa kỳ và tác giả chính của cả hai nghiên cứu trên.

Tại Hoa Kỳ, căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt là một trong hai loại ung thư phổ biến nhất được chẩn đoán ở nam giới, chỉ đứng sau bệnh ung thư da, và có hơn 217.000 nam bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt mỗi năm, theo viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ. Chỉ riêng năm 2010, đã có 32.050 nam giới tử vong vì căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Hoạt động thể chất mạnh mẽ hoặc đi bộ nhanh luôn luôn mang lại những lợi ích đáng kể và giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ về tim mạch, tiểu đường và nhiều bệnh khác. Nghiên cứu trước đây còn cho thấy lợi ích của hoạt động thể chất đều đặn, thể hiện ở kết quả tích cực trong điều trị bệnh ung thư vú và ung thư ruột kết, nhưng đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên chứng minh lợi ích như vậy dành cho nam giới mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Những người tham gia nghiên cứu đã được lựa chọn là một tập hợp con của một nhóm lớn hơn 14.000 đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt đã được ghi danh trong một nghiên cứu dài hạn kiểm soát bệnh ung thư tuyến tiền liệt trên toàn quốc được gọi là chiến lược nghiên cứu tiết niệu điều trị thử nghiệm bệnh ung thư tuyến tiền liệt, dẫn đầu bởi Tiến sĩ Peter Carroll, chủ nhiệm Khoa tiết niệu, Đại học UCSF, Hoa kỳ và là tác giả của nghiên cứu này.

Điều thú vị của nghiên cứu là sự tập trung vào việc ngăn chặn sự tái phát của căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu, xảy ra trước khi bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng đau đớn của di căn ung thư tuyến tiền liệt, một nguyên nhân thường xuyên làm cho nam giới tiết giảm các hoạt động thể chất bình thường của họ. Ngoài ra, nhà nghiên cứu cũng cho rằng lợi ích của các hoạt động thể lực hoàn toàn không lệ thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân, loại hình điều trị và đặc điểm lâm sàng của căn bệnh mà bệnh nhân mắc phải.


Đi bộ nhanh hữu ích cho tất cả mọi người (Ảnh: Nytimes)

Khi được hỏi liệu bác sĩ sẽ đề nghị liệu pháp đi bộ cho mọi nam giới bị chẩn đoán bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt, Bác sĩ Chan nhấn mạnh: Đi bộ nhanh.

"Kết quả nghiên cứu cho rằng điều quan trọng là khi bạn tham gia vào tập thể dục, hãy vận động để nhịp tim của bạn đập nhanh lên một chút", Tiến sĩ Chan nói.

Bài báo, "Hoạt động thể chất sau khi chẩn đoán và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tiến triển: Dữ liệu từ chiến lược nghiên cứu tiết niệu điều trị thử nghiệm bệnh ung thư tuyến tiền liệt" của các tác giả: Erin L. Richman, Stacey A. Kenfield, Meir J. Stampfer, Alan Paciorek, Peter R. Carroll và June M. Chan

Nghiên cứu đã được tài trợ bởi Bộ quốc phòng, Quỹ tài trợ ung thư tuyến tiền liệt, Phòng thí nghiệm Abbott và khoản trợ cấp đào tạo của Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ.

Hồ Duy Bình (Theo Universityofcalifornia)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video