Đi học, đi làm lại sau Tết, bác sĩ lưu ý 12 điểm để hạn chế lây nhiễm virus Corona

Những lư ý để hạn chế lây nhiễm virus Corona khi đi học, đi làm lại sau tết

Tính đến ngày 29/1, trên toàn thế giới đã ghi nhận 6.151 người bị lây nhiễm virus Corona, trong đó có 132 trường hợp tử vong đều là người Trung Quốc. Chỉ tính riêng ở Trung Quốc đã có 6.061 người bị nhiễm bệnh, Hong Kong có 10 trường hợp, Macao có 7 trường hợp và Đài Loan 8 trường hợp.


Theo tờ SCMP, ngày 29/1, trên toàn thế giới có 6.151 người nhiễm virus Corona, trong đó có 132 người đã tử vong.

Số lượng bệnh nhân mắc viêm phổi do virus Corona tại các quốc gia Châu Á khác cũng tăng lên theo cấp số nhân, hiện nay đã có 43 trường hợp tại nhiều nước như Singapore, Thái Lan, Nhật Bản... Châu Âu và Bắc Mỹ đã phát hiện 8 trường hợp, Úc xuất hiện 5 trường hợp bị lây nhiễm.

Đáng chú ý, Việt Nam đã phát hiện 2 trường hợp là bố con người Trung Quốc đến từ thành phố Vũ Hán du lịch qua nhiều tỉnh thành của Việt Nam như Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang, Long An... bị lây nhiễm virus Corona. Hiện người con đã được chữa trị và khỏi bệnh hoàn toàn, người bố đang có những chuyển biến tích cực trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).

Ngoài ra, Việt Nam đang có 27 trường hợp nghi nhiễm virus Corona (nCoV) đang chờ kết quả xét nghiệm (24 trường hợp tại miền Bắc và 5 trường hợp tại miền Nam).

12 điểm lưu tâm khi đi học, đi làm lại sau Tết

Ngày mai (mùng 6 Tết), nhiều trường học, cơ quan, doanh nghiệp bắt đầu hoạt động trở lại sau khi kết thúc kì nghỉ Tết Nguyên Đán 2020.

Trước tình hình bệnh dịch Corona lây lan nhanh với mức độ nguy hiểm như hiện nay, bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đưa ra 12 điểm để người dân lưu tâm trong ngày đầu đi học, đi làm sau kì nghỉ Tết.

1. Rửa tay thường xuyên

Hầu hết các hoạt động hằng ngày của chúng ta đều sử dụng đến tay như mở cửa, lái xe, thanh toán tiền, ăn uống... tất cả những hành động này đều ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm gián tiếp. Do đó, bác sĩ Khánh khuyên mọi người cần rửa tay thường xuyên bằng các loại xà phòng sát khuẩn hoặc nước sát khuẩn tay nhanh.

2. Mở cửa bằng khuỷu tay

Khi đến các nơi công cộng hoặc nhà vệ sinh, với những cánh cửa phải mở bằng tay nắm cửa, chúng ta có thể lấy một tờ giấy ăn, giấy vệ sinh mang theo sẵn để cầm vào tay nắm mở cửa, sau khi đã ra ngoài (vào trong), chúng ta cần bỏ tờ giấy đó vào những thùng rác có nắp đậy. Nếu không có sẵn giấy, sau khi vặn tay nắm cửa ra ngoài, chúng ta cần sát khuẩn tay bằng nước sát khuẩn mang theo hoặc rửa tay với xà phòng và nước.

Với những cánh cửa không có tay nắm cửa và đẩy được, chúng ta có thể đẩy cửa bằng khuỷu tay hoặc vai, điều này giúp đảm bảo tránh sự lây nhiễm tới bàn tay.

3. Hạn chế đến chỗ đông người

Những không gian như siêu thị, khu vui chơi... thường khó lưu thông không khí dẫn đến dễ dàng bị lây nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, các bề mặt tiếp xúc đã bị nhiều người tiếp xúc trước đó, có nguy cơ lây nhiễm cao, do đó, nên hạn chế đến nơi đông người.

4. Ở không gian đông người, đứng sát, không khí không lưu thông (thang máy, nhà ga, toa tàu...) nên mặc áo quần kín, đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc, nói chuyện

Nếu có thể, chúng ta nên giữ khoảng cách ít nhất 0.5-1m với người khác. Nếu muốn nhấn nút thang máy, chúng ta nên sử dụng nắm đấm bàn tay, không nên sử dụng đầu ngón tay để nhấn nút.

5. Sát khuẩn bề mặt vật dụng thường ngày (điện thoại, máy tính, bàn làm việc, giày dép...)

6. Sử dụng khẩu trang 3 lớp khi ra ngoài, tiếp xúc chỗ đông người. Đã tháo khẩu trang là không dùng lại

Lưu ý, mọi người nên rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay trước khi đeo khẩu trang. Khi đeo khẩu trang, cố gắng để khẩu trang ôm sát phần cằm và sống mũi. Nếu tay khi chưa được sát khuẩn sờ vào mặt trong của khẩu trang thì tuyệt đối không nên sử dụng khẩu trang đó nữa.

Khi tháo khẩu trang, chúng ta tháo bằng cách sử dụng tay cầm vào 2 bên dây đeo khẩu trang. Khẩu trang sau khi tháo ra không thể sử dụng lại mà phải sử dụng khẩu trang mới. Nếu tháo khẩu trang bằng cách dùng tay cầm vào phần mặt ngoài ôm vào mũi và miệng thì chúng ta cần sát khuẩn lại tay.

7. Hạn chế tối đa sờ tay lên mặt

Mặt là khu vực có những bộ phận có thể dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập như mắt, mũi, miệng, tai. Nhiều nghiên cứu cho thấy cứ 1 tiếng đồng hồ, con người đưa tay lên mặt khoảng 10 lần. Tuy nhiên, tay lại là con đường lây nhiễm virus phổ biến nhất.

Do đó, chúng ta cần hạn chế tiếp xúc tay với mặt, nếu cần thiết, chúng ta nên sát khuẩn kĩ tay bằng nước sát khuẩn hoặc rửa tay với nước và xà phòng.

8. Súc miệng bằng các dung dịch chuyên dụng hoặc pha nước muối

Chúng ta nên súc miệng ít nhất 3 lần vào 3 thời điểm trong ngày: Sau khi đi làm về hoặc sau khi đến những chỗ đông người; trước khi đi ngủ; và sau khi ngủ dậy.

9. Lưu ý khi ho, khạc, hắt hơi

Khi ho, khạc, hắt hơi, chúng ta nên vào nhà vệ sinh (khạc nhổ vào bồn cầu), sử dụng khăn giấy khô mang theo sẵn để che kín miệng rồi ho, hắt hơi hoặc lau miệng sau khi khạc nhổ. Tờ giấy lau nên được vứt vào bên trong thùng rác có nắp đậy. Sau đó, ta sát khuẩn lại tay để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.

10. Không gắp thức ăn cho người khác.

11. Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, họng, mũi và bàn tay chân. Khi ngủ nên để nhiệt độ trên 25 độ C, tốt nhất là 27 độ C

12. Chỉ sử dụng các thực phẩm chín kĩ. Trong thời điểm này, tuyệt đối không mua và giết mổ bất cứ động vật sống nào

Cập nhật: 30/01/2020 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video