Bên cạnh những lợi ích, sầu riêng có thể gây bệnh nghiêm trọng cho cơ thể trong một số trường hợp nhất định.
Những lưu ý khi ăn sầu riêng
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết sầu riêng cũng như các loại quả khác, đều có tính hai mặt, lợi ích và những tác hại với cơ thể. Cụ thể:
Tác dụng của quả sầu riêng
Bên cạnh những tác dụng tốt, sầu riêng cũng có thể gây độc cho cơ thể. (Ảnh: Lifehack).
- Điều trị táo bón: Sầu riêng là nguồn dồi dào chất xơ, một chất quan trọng, có tác dụng hấp thu nước và giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp tăng cường quá trình vận chuyển chất thải qua hệ tiêu hóa hiệu quả.
- Phòng bệnh thiếu máu: Chất folate còn được gọi là vitamin B9, rất cần thiết cho việc sản xuất ra các hồng huyết cầu bình thường. Trong khi đó, sầu riêng được biết đến là nguồn phong phú chất folate nên rất có tác dụng cho các bệnh về máu.
- Tốt cho xương và cơ bắp, tim mạch: Sầu riêng là một nguồn cung cấp kali dồi dào. Đây là dưỡng chất quan trọng có lợi cho xương. Kali giúp bảo tồn canxi bằng việc ngăn cản canxi bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu… Nguồn kali dồi dào từ sầu riêng cũng góp phần giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp tốt hơn. Sầu riêng có chứa hàm lượng protein cao nên cũng có tác dụng giúp cơ bắp phát triển tốt.
- Tác dụng trong tình dục: Sầu riêng cũng có tác dụng rất tốt khi dùng làm thuốc bổ thận tráng dương cho đàn ông, những người bị chứng lãnh cảm, suy yếu tình dục. Ngoài ra, loại quả này còn có tác dụng chữa liệt dương, di tinh…
- Giảm trầm cảm: Do chứa chất axit amin tryptophan cao nên sầu riêng có tác dụng giúp giảm bớt trầm cảm, mất ngủ, tạo ra cảm giác thư thái cho con người bằng cách tăng mức độ serotonin trong não bộ, đẩy lùi tình trạng lo âu, chán nản.
Mặt trái của sầu riêng
TS Sơn khuyến cáo bên cạnh những tác dụng tốt kể trên, sầu riêng cũng có thể gây độc cho cơ thể.
Theo ông, bản chất sầu riêng có tính nóng nên cần hạn chế ăn sầu riêng cùng lúc với các loại nước uống như trà đậm, cà phê, bia, rượu hoặc các chất kích thích khác vì sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc cho cơ thể.
Chúng ta không nên ăn sầu riêng cùng các loại thịt như bò, cừu, chó và hải sản.
Một nghiên cứu của Đại học Tsukuba (Nhật Bản) từng khuyến cáo trong sầu riêng có chứa một lượng lớn dầu có sulfur gây ức chế hoạt động của men aldehyd dehydrogenase, nguyên nhân dẫn đến 70% chất oxy hoá trong tế bào không được chuyển hoá và từ đó gây độc cho cơ thể.
Đặc biệt, chúng ta không nên ăn sầu riêng cùng các loại thịt như bò, cừu, chó và hải sản. Sầu riêng chứa nhiều đường, kali và chất béo, glycemic, trong khi đó, các loại thịt nêu trên lại là nguồn protein dồi dào và cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Kết hợp hai loại này với nhau rất dễ khiến cholesterol trong máu tăng cao đột ngột và mạch máu sẽ không tải nổi.
Ngoài ra, TS Sơn lưu ý trong 100 gram sầu riêng có chứa khoảng 21% nhu cầu carbohydrate hàng ngày của cơ thể nên loại quả này rất hữu ích trong việc bổ sung thêm năng lượng.
Tuy nhiên, những người đang muốn giảm cân không nên ăn sầu riêng. So với các loại trái cây khác (trừ trái bơ), loại quả này có chứa lượng chất béo cao hơn gấp khoảng 3 lần. Sầu riêng cũng có thể gây đầy hơi, khó tiêu do chứa nhiều đường và có tính nóng.
Những đối tượng không nên ăn sầu riêng
TS Sơn khuyến cáo một số người bị ợ nóng và đầy bụng sau khi ăn sầu riêng là do hàm lượng chất xơ và carbohydrate cao. Tình trạng này có thể tăng nặng nếu chúng ta uống rượu và đang mắc bệnh tim mạch.
Lượng kali cao trong sầu riêng gây nguy hiểm với những bệnh nhân bị suy thận.
Ngoài ra, những đối tượng sau không nên ăn loại quả này:
- Người bị suy thận: Lượng kali cao trong sầu riêng gây nguy hiểm với những bệnh nhân bị suy thận. Bởi khi lượng kali trong máu vượt quá mức 6,5 mmol/l, người bệnh sẽ bị rối loạn nhịp tim, thậm chí ngừng tim đột ngột, gây tử vong.
- Phụ nữ mang thai, người bị cao huyết áp: Lượng đường trong sầu riêng khá cao, bên cạnh đó nó lại là thực phẩm nóng, nếu bà bầu ăn sầu riêng có thể gây nên chứng đầy hơi, khó tiêu, bốc hỏa do tăng huyết áp. Điều này sẽ có hại cho thai nhi và những người bị cao huyết áp.
- Những người bị mụn nhọt, nóng trong: Bản chất của sầu riêng là thực phẩm nóng do đó, nếu bạn đang bị nổi mụn, nhiệt miệng thì nên tránh xa món này.
- Những người có tình trạng âm hư, nội nhiệt: Biểu hiện của tình trạng này là người gầy ốm, da khô, nóng bứt rứt, lòng bàn tay bàn chân ấm, khát nước, khó ngủ, đêm ngủ ra mồ hôi trộm, đi tiểu ít, nước tiểu vàng, đại tiện táo bón, di mộng tinh… cũng cần hạn chế ăn sầu riêng.
- Những bệnh nhân có khối u phụ khoa, vấn đề tuyến tiền liệt hoặc đang bị viêm nhiễm không nên ăn sầu riêng.
- Những người tì vị yếu nếu ăn nhiều trái sầu riêng sẽ dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Thực phẩm không dùng chung với sầu riêng
Sữa bò
Ăn sầu riêng với sữa bò, nếu ở thể nhẹ sẽ gây nên cảm giác khó chịu, nặng hơn sẽ gây ngộ độc, huyết áp tăng vọt, thậm chí gây tử vong do nhồi máu cơ tim. Nếu đã trót kết hợp sữa bò với sầu riêng và thấy khó chịu, bạn nên tới bệnh viện để rửa ruột.
Coca cola
Coca là thức uống có ga chứa caffein, nếu kết hợp với sầu riêng, caffeine và một số chất trong sầu riêng sẽ phản ứng hóa học, tạo ra một số chất độc đối với cơ thể, sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim, gây tử vong.
Cua
Dùng cua với sầu riêng sẽ gây khó chịu cho dạ dày, khiến bạn dễ bị tiêu chảy, đau bụng.
Cua là thực phẩm tính hàn, mà sầu riêng lại có tính nóng, hai thứ kết hợp với nhau gây khó chịu cho dạ dày, gây tiêu chảy, đau bụng.
Thịt bò, thịt dê, thịt chó
Các loại thịt này cũng như hải sản đều là các loại thực phẩm tính nóng, ăn cùng sầu riêng sẽ gây nóng trong, bốc hỏa, dẫn tới nhiều loại bệnh.
Quả vải
Vải là loại trái cây tính nóng, kết hợp với sầu riêng, sẽ khiến cơ thể bạn khó chịu, bốc hỏa, tăng huyết áp.
Ngoài những thực phẩm này, bạn cũng không nên ăn sầu riêng cùng với hẹ, cà tím và bí ngô, các gia vị cay nóng như ớt, tỏi… bởi chúng đều có tính nóng, gây bốc hỏa, bứt rứt khó chịu trong người, tăng nguy cơ ngộ độc cho cơ thể.