Đo ngập nước tự động

Ngồi tại văn phòng vẫn biết được tình hình ngập nước để xử lý kịp thời. Đây là ưu điểm của hệ thống quan trắc ngập tự động SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition) đang triển khai thử nghiệm ở TP.HCM.

Đề tài nghiên cứu do Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố đặt hàng cho Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM. Đã có năm đơn vị đấu thầu, gởi giải pháp sử dụng công nghệ trong giám sát, thu thập số liệu quản lý ngập lụt của thành phố. Kết quả, giải pháp của nhóm nghiên cứu gồm ThS Đặng Hòa Vĩnh, Trưởng phòng Tài nguyên nước, thuộc Viện Địa lý tài nguyên TP.HCM và KS Nguyễn Thế Phong, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ khí tượng thủy văn, thuộc Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia đã trúng thầu với kinh phí 1,4 tỷ đồng.

Hết cảnh lò dò đi đo ngập

ThS Lê Thị Xuân Lan, cán bộ Đài Thủy văn khu vực Nam bộ cho biết: để nắm được mức độ ngập của nước khi có mưa, lũ, triều cường… hiện nay ở Việt Nam vẫn sử dụng cách đo thủ công. Khi có mưa, lũ, triều cường nhân viên đo phải ra tận nơi nhìn vào thủy chí (thước đo mực nước) đã được lắp sẵn, sau đó mới báo về trung tâm.


Kỹ sư Phong (trái) và ThS Vĩnh đang giới thiệu về thiết bị. (Ảnh: Thái Ngọc)

Với cách làm này nhân viên phải làm việc trong điều kiện khắt nghiệt của thời tiết. Mặt khác, vì áp dụng cách thủ công nên không cập nhật thông tin tức thời, thiếu tính dự báo để đưa ra phương án xử lý hiệu quả nhất.

Khắc phục những hạn chế trên, ThS Đặng Hòa Vĩnh đưa ra giải pháp đo tự động SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition) - giám sát, thu thập dữ liệu và hỗ điều khiển từ xa. Phương pháp này đã được nhiều nước tiên tiến áp dụng, tuy nhiên ở Việt Nam thì đây là lần đầu tiên.

Giá thành thiết bị nhập nguyên chiếc của nước ngoài về để lắp đặt rất cao - khoảng trên 200 triệu đồng nên ThS Vĩnh đã phối hợp với kỹ sư Nguyễn Thế Phong, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ khí tượng thủy văn để chế tạo máy đo mực nước tự động.

Xử lý ngập kịp thời

Sau bốn tháng thử nghiệm tại nhiều địa điểm tại TP.HCM, thiết bị đo đã cho kết quả rất khả quan. Ngồi tại văn phòng, cán bộ ở Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố vẫn nắm bắt được số liệu mà thiết bị truyền về qua sim điện thoại được lắp sẵn bên trong. Năng lượng cho thiết bị đo được lấy từ bình ắc quy 12V. Tại điểm không lắp đặt được điện mặt trời để sạc, ắc quy sẽ được thay hai tuần một lần.

Do TP.HCM bắt đầu vào mùa mưa và chưa xảy ra ngập nên nhóm nghiên cứu đã lắp đặt thử nghiệm thiết bị đo ngoài sông và thử nghiệm thực tế tại khu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm.

ThS Vĩnh cho biết, không chỉ chế tạo thiết bị để đo mực nước ngập, hệ thống còn cho phép kết nối với hệ thống đo nước mưa tự động. Dựa vào các thông số đo được phần mềm xử lý, máy tính sẽ cho ra dự báo khu vực sẽ có ngập úng ở mức nào, trong thời gian bao lâu. Từ đó, trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố sẽ đưa ra phương án xử lý vận hành trạm bơm, cũng như đóng cống khi có triều cường. Nhờ vậy, sẽ khắc phục được tình trạng khi nước đã ngập, triều cường đã dâng mới xử lý.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video