Dơi dùng cây ăn thịt làm toilet

Một nghiên cứu mới đã tiết lộ mối quan hệ tương hỗ kỳ lạ giữa loài dơi và một loài cây ăn thịt trên đảo Borneo tại Đông Nam Á.

Một loài dơi và cây ăn thịt tại đảo Borneo tận hưởng mối quan hệ đầy bất thường, nhưng theo kiểu đôi bên cùng có lợi.

Dơi thường trú trên cây và đại tiện luôn vào bẫy bắt mồi của cây, hay còn gọi là bình, góp phần nuôi sống loài thực vật này.

Phát hiện trên, được đăng tải trên số mới nhất của tờ Royal Society Biology Letters, là trường hợp hiếm hoi thứ hai về sự liên hệ giữa một cây ăn thịt và động vật có vú. Trường hợp đầu tiên được công bố hồi năm 2009, khi các nhà khoa học chứng kiến một loài sinh vật họ chuột thả chất thải vào một cây nắp ấm khác, cũng thuộc họ cây ăn thịt khác.


Cây nắp ấm và dơi

Dù dơi và cây ăn thịt đều ăn côn trùng, nhưng chúng không hề cạnh trạnh với nhau và sống chung một cách hòa thuận.

Dơi không hay ăn côn trùng đang bị thối rữa bên trong bẫy bắt mồi của cây ăn thịt. Thậm chí nếu có muốn chúng cũng không làm được điều đó vì phần bình chứa côn trùng thường có kích thước thuôn dài, khiến dơi bị mắc kẹt nếu có ý đồ đen tối”, theo trưởng nhóm nghiên cứu Ulmar Grafe của Đại học Brunei Darussalam.

Nhóm của ông đã gắn máy phát tín hiệu lên lưng các những con dơi mũi nhẵn xám tại rừng đầm lầy ở Brunei Darussalam. Khi theo dõi những con dơi trên, các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều con chọn nơi nghỉ ngơi và ngủ nghê tại bình chứa của cây ăn thịt Nepenthes rafflesiana, gọi một cách đơn giản là cây nắp ấm.

Kết quả phân tích hóa chất của cây cho thấy, khoảng 33,8% dinh dưỡng của nó đến từ phân và nước thải của dơi.

Sau khi tìm hiểu sâu hơn, nhóm chuyên gia phát hiện loại cây nắp ấm này không bỏ nhiều công sức để bắt công trùng như những cây ăn thịt khác. Bằng chứng là nó tiết ra một lượng ít hợp chất có mùi thơm nhằm thu hút công trùng, và ít sản sinh chất dịch tiêu hóa con mồi.

Thay vào đó, cây nắp ấm dành toàn bộ hơi sức để mời gọi dơi đến định cư lâu dài trên thân, bằng cách phát triển các bình chứa dài, hẹp để tạo ra nơi trú ẩn ấm cúng cho các loài dơi.

"Ở những cặp dơi mẹ-con, dơi mẹ sẽ đẻ con trong bình”, ông Grafe nói, giải thích thêm rằng, hầu hết phần bình của các cây nắp ấm đều có đủ chỗ để chứa 2 con dơi cùng lúc.

Matthew Struebig, nhà nghiên cứu của Đại học Kent (Anh), từng có thời gian ở tại Brunei và chứng kiến dơi mẹ và dơi con ẩn nấp trong bình của cây nắp ấm. Theo ông, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, chuyện dơi chọn cây nắp ấm làm nơi qua đêm chỉ là một sự sắp xếp tạm thời.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, có vẻ như loài cây ăn thịt trên chính là ngôi nhà thực sự của dơi chứ không còn là chỗ ẩn náu theo dạng “vệ tinh” như những trường hợp khác.

Theo Thanh niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video