Dùng bong bóng để nghiên cứu mây ti

Cách mỗi ba tiếng sẽ có một quả bóng được thả lên trời -Ảnh: Corbis

1.000 quả bong bóng chuyên dụng trong khí tượng học sẽ được thả lên trời từ nay đến ngày 16-2 tại thành phố Darwin, Úc.

Đó là một phần trong cuộc thí nghiệm quốc tế qui tụ các nhà khoa học đến từ 10 quốc gia để tìm hiểu hoạt động của mây ti (cirrus), một loại mây có nhiều ở vùng nhiệt đới, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nhưng vẫn còn là một ẩn số đối với giới khoa học.

Thông số về sự trao đổi hơi nóng và nước sẽ được thu về từ vệ tinh, máy bay, tàu thủy và các trạm nghiên cứu ở mặt đất trong phạm vi bán kính 250km. Các nhà khoa học hi vọng kết quả của cuộc thí nghiệm sẽ giúp ích cho việc dự báo cường độ các cơn bão nhiệt đới.

T.TRÚC
Theo Tuổi Trẻ Online/Reuters
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video