Đừng tưởng cứ ho là do bệnh cảm

Nhiều người thường quen nói “bệnh ho” nhưng thực ra ho không phải là một bệnh mà chính là biểu hiện của nhiều bệnh.

Cùng gây nên cơn ho nhưng nó có thể xuất phát từ các bệnh khác nhau như bệnh cảm thông thường, viêm phế quản, viêm phổi cấp hoặc viêm phổi mạn tính. Vì mỗi một loại bệnh sẽ có hướng điều trị khác nhau nên sự nhầm lẫn chẳng những không mang lại hiệu quả mà còn làm cho bệnh kéo dài và gây nên những biến chứng.

Phân biệt ho do bệnh cảm và do viêm phế quản

Vậy làm sao phân biệt bệnh cảm thông thường và bệnh viêm phế quản khi chúng cùng có chung các biểu hiện là ho kéo dài, sốt, ớn lạnh, nhức đầu? Trước hết, nhìn từ căn nguyên thì bệnh cảm thông thường là bệnh do bị viêm nhiễm ở đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng mà nguyên nhân thường gặp là do virus gây nên. Bệnh xảy ra sau khi thay đổi nhiệt độ cơ thể như đang nóng chuyển sang lạnh sau khi tắm.

Bệnh thường có các biểu hiện như chảy mũi, nghẹt mũi, nhảy mũi, ngứa họng, đau họng, chảy nước mắt, ho, nhức đầu, đau nhức mình mẩy, mệt mỏi, sốt nhẹ và ăn uống kém. Bệnh chỉ kéo dài trong vòng 5-7 ngày nhưng làm cho sức đề kháng của cơ thể yếu đi. Người bệnh ho nhiều thường có đờm, đờm loãng, màu trắng và dễ khạc nhổ. Người bệnh ho nhiều hơn vào ban đêm và khi thời tiết ấm hơn sẽ bớt ho.

Còn bệnh viêm phế quản gây ho là do virus, vi trùng làm cho viêm nhiễm hệ thống ống dẫn không khí của phổi.

Do đó bệnh cảm thông thường sẽ hết trong vòng 5-7 ngày điều trị nhưng với viêm phế quản, bệnh sẽ diễn biến kéo dài hơn.


Ho dai dẳng, ho thành từng cơn, ho rát cả họng, khổ sở vì ho là triệu chứng rất dễ gặp trong điều kiện môi trường sống có nhiều ô nhiễm, thời tiết ẩm ướt.

Ho do viêm phổi cấp và mãn tính

Bệnh viêm phổi cấp và mãn tính đều là tình trạng bệnh lý của phổi. Tuy nhiên, với bệnh viêm phổi cấp, người bệnh ho nhiều, khạc đàm có màu vàng, sốt cao, đau ngực nhiều và cơn đau tăng lên khi ho và hít thở sâu.

Còn với bệnh viêm phổi mãn tính thì bệnh diễn biến từ từ, đặc biệt bệnh viêm phổi mãn tính thường xảy ra ở người mắc các bệnh ở đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan tái phát nhiều lần và điểm khác biệt nữa trong bệnh viêm phổi mãn tính là người bệnh không sốt.

Các dấu hiệu cảnh báo ho đã ở mức nguy hiểm

Nếu ho kéo dài hơn ba tuần, điều trị bằng thuốc không giảm, có kèm theo sốt, ho có đờm xanh, nâu gỉ, vàng, ho ra máu, thở nông hoặc đau ngực khi ho có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm...

Đối với các bệnh nhân có tiền sử hen, lao phổi, huyết áp tăng, đau dạ dày, sụt cân nhiều nên đến bác sĩ tìm nguyên nhân để điều trị tận gốc như hen, viêm phế quản mạn, suy tim sung huyết, viêm phổi, lao phổi, viêm họng, viêm amidan, ung thư phổi...

Cập nhật: 30/09/2017 Theo PLO
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video