Giải mã bí ẩn thành phố cổ của thổ dân da đỏ ở châu Mỹ bị bỏ hoang

Thành phố bí ẩn là của thổ dân da đỏ có tên Cahokia, ngày nay là bang Illinois của Mỹ. Khoảng 4 thế kỷ trước khi Columbus tìm ra châu Mỹ, thổ dân da đỏ đã xây dựng một thành phố cho hơn 15.000 cư dân.


Thành phố nhộn nhịp, sôi động, nhưng vào cuối thế kỷ XIV, nó đã bất ngờ bị bỏ hoang và các nhà nghiên cứu đến nay vẫn chưa rõ lý do tại sao.

Các nhà nghiên cứu coi Cahokia là một trong những khu định cư cổ nhất và có ảnh hưởng nhất trong nền văn hóa Mississippi phát triển và xây dựng những công trình to lớn từ 500 năm trước khi người châu Âu đến châu lục mới.

Không rõ tên ban đầu của thành phố cổ này là gì nhưng cái tên Cahokia được cho mượn từ tên bộ lạc sống gần đó vào những năm 1600.

Trong một nghiên cứu mới, để đi tìm lời giải bí ẩn của thành phố cổ Cahokia, các nhà nghiên cứu cho rằng nạn phá rừng và sử dụng quá mức đất xung quanh thành phố này đã gây ra xói mòn quá mức và lũ lụt cục bộ trong khu vực, khiến cho người Mỹ bản địa buộc phải rời đi.


Khi Columbus tới châu Mỹ, thành phố đã bị bỏ hoang.

Khi Columbus tới châu Mỹ, thành phố đã bị bỏ hoang. Các chuyên gia chỉ biết rằng thành phố này đã ra đời trong giai đoạn khí hậu thuận lợi và bắt đầu sa sút trong khoảng thời gian khí hậu trở nên lạnh hơn, khô hơn và khó dự đoán hơn.

Thông qua phân tích các lõi trầm tích tập trung gần các gò đất ở Khu di tích lịch sử nhóm gò Cahokia, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng mặt đất vẫn ổn định từ thời kỳ hoàng kim của Cahokia cho đến giữa những năm 1800 và phát triển công nghiệp. Nói cách khác, không có thảm họa môi trường.

"Thực tế, thực sự phổ biến về các hoạt động sử dụng đất dẫn đến xói mòn và bồi lắng góp phần vào tất cả những hậu quả môi trường. Nhưng khi chúng tôi thực sự kiểm tra lại, chúng tôi không thấy bằng chứng về lũ lụt", nhà địa chất học Caitlin Rankin từ Đại học Illinois cho hay.

Các gò đất bên cạnh địa điểm khai quật nằm ở những vùng trũng và gần một con lạch, vị trí đắc địa cho bất kỳ trận lũ lụt cục bộ nào có thể xảy ra. Tuy nhiên, không có dấu hiệu của trầm tích do lũ để lại trong các lớp đất.

Rõ ràng là những người sống ở Cahokia đã chặt rất nhiều cây cối, có lẽ hầu hết để làm công sự phòng thủ. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy rằng điều này không dẫn đến xói mòn và lũ lụt khiến người dân phải rời khỏi nhà của họ.


Mặt đất vẫn ổn định từ thời kỳ hoàng kim của Cahokia cho đến giữa những năm 1800 và phát triển công nghiệp.

Rankin nói: "Trong trường hợp này, có bằng chứng về việc sử dụng nhiều gỗ. Nhưng điều đó không ảnh hưởng đến thực tế là mọi người có thể tái sử dụng vật liệu. Chúng ta không nên tự cho rằng nạn phá rừng đang diễn ra, hoặc nạn phá rừng đã gây ra sự kiện này".

Cahokia vẫn là một chủ đề hấp dẫn đối với các chuyên gia lâu nay. Với một nghiên cứu được công bố vào năm ngoái bằng cách sử dụng phân tích phân người cổ đại cho thấy, con người đã bắt đầu quay trở lại Cahokia với số lượng đáng kể trước khi những người định cư châu Âu bắt đầu đến vào thế kỷ XVI. Có thể sự bỏ hoang của đô thị không thực sự kéo dài đến vậy.

Để làm sáng tỏ thêm, trong thời gian tới, các nhà nghiên cứu vẫn kiên trì tiếp tục phân tích các bằng chứng có được để làm rõ nguyên do vì sao Cahokia bỗng dưng bị bỏ hoang.

Cập nhật: 21/04/2021 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video