Một chiếc vạc đồng chân gấu có niên đại 2000 năm được coi là phát hiện kỳ thú nhất từ trước đến nay khiến cả thế giới ngỡ ngàng về trí tuệ cực hạn của người cổ đại xưa.
Ngày 23/6/1968, khi một đoàn công binh của Quân Giải phóng Nhân dân đào một đường hầm trên sườn phía Đông của đỉnh chính Linh San, cách huyện Mãn Thành, Bảo Định, Hà Bắc, khoảng 1,5 km về phía Tây nam, họ đã phát hiện ra Lăng mộ nhà Hán. Sau đó, Viện Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc bắt đầu tiến hành khai quật thực địa. Đây là lăng mộ Tây Hán nguyên vẹn đầu tiên (được coi là bằng chứng cho trí tuệ ưu việt của người cổ đại xưa) được phát hiện của Tĩnh vương Lưu Thắng (Trung Sơn vương) cùng với vương phi Đậu thị.
Theo ghi chép lịch sử, Tĩnh vương Lưu Thắng đột ngột qua đời vào tháng 2 xuân năm Nguyên Đỉnh thứ 4 (113 TCN), làm Trung Sơn vương 42 năm rồi mất, không rõ bao nhiêu tuổi và vợ ông cũng qua đời không lâu sau đó. Lưu Thắng là người háo sắc và thích uống rượu, có tới 22 người con và 120 cháu.
Lăng mộ Tĩnh vương Lưu Thắng (Trung Sơn vương) là phát hiện cực kỳ quan trọng đối với ngành khảo cổ học Trung Quốc thời Tây Hán.
Hai người được chôn cất trong hai hang động bên trong sườn núi. Mỗi hang có hai phòng bên để chứa, một phòng phía sau cho quan tài, và một phòng chính giữa lớn với mái ngói và các giá đỡ bằng gỗ đã bị sập. Cả hai thi thể của Tĩnh vương và vợ ông đều được bọc bằng những bộ quần áo đính ngọc bích phức tạp, mỗi bộ chứa hơn 2.000 miếng ngọc bích. Ngôi mộ chứa hơn 2.700 hiện vật cùng các di tích văn hóa có giá trị. Đây là phát hiện quan trọng đối với ngành khảo cổ học Trung Quốc thời Tây Hán.
Bộ đồ tùy táng bằng ngọc của Tĩnh vương Lưu Thắng (Trung Sơn vương).
Lư hương bằng đồng dát vàng thời Tây Hán thế kỷ thứ 2 TCN.
Ngoài các di tích văn hóa nổi tiếng thế giới là lư hương bằng đồng dát vàng thời Tây Hán thế kỷ thứ 2 TCN và bộ đồ tùy táng bằng ngọc, một số lượng lớn đồ dùng liên quan đến thực phẩm và nấu nướng đã được khai quật từ Lăng mộ này chẳng hạn như nồi, ấm, chảo, chén, đồ đựng gạo và các loại rượu, tàu thuyền... Những đồ dùng này có hình dáng tinh xảo và có độ bền cũng như được chế tác khéo léo hàng đầu.
Trong số đó, chiếc vạc đồng chân gấu tạo hình khéo léo được coi là phát hiện kỳ thú nhất thế giới, một chiếc nồi áp suất cách đây 2000 năm. Chiếc vạc đồng có hình elip, chiều cao 18,1 cm, đường kính 17,2 cm, đường kính bụng 20 cm, hình dáng tổng thể rất giống với những chiếc nồi áp suất hiện đại. Ba chân của vạc đồng khắc hình những chú gấu đang ngồi xổm, cười toe toét và trên nắp có 4 kiềng hình con thú nhỏ nổi hẳn lên sử dụng cơ chế cố định chặt phần nắp. Tổng thể ngoại hình rất tinh xảo và dễ thương.
Ba chân của vạc đồng khắc hình những chú gấu đang ngồi xổm, cười toe toét.
Chiếc vạc đồng chân gấu này là hiện thân cho trí tuệ không tưởng của người xưa.
Hứa Thận từng viết trong "Thuyết văn giải tự" (cuốn tự điển chữ Hán đầu thế kỷ thứ 2 thời Hán) rằng: "Vạc đồng, ba chân và hai tai, kho tàng ngũ vị". Ý của câu này là hình dáng của chiếc vạc đồng có ba chân và hai tai, chức năng sơ khai nhất của nó là dùng để nấu thức ăn và đựng thịt cùng gia vị. Vai trò của nó tương đương với nồi áp suất hiện tại. Bởi vậy, chiếc vạc đồng chân gấu này là hiện thân cho trí tuệ không tưởng của người xưa.
Nói một cách đơn giản, cái gọi là "nồi áp suất" dùng để chỉ một món đồ bằng đồng được khai quật từ lăng mộ của Trung Sơn Vương. Bên dưới chân có 4 con linh thú; chiều cao của chiếc nồi là 18,1 cm, đường kính bụng 19,6 cm. Phần nồi có hình dáng gần giống hình elip. Giá đỡ của chiếc nồi được trang trí bằng 4 linh vật đang ngồi xổm.
Thoạt nhìn, hình dáng của 4 con thú có vẻ không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, điều khiến người ta ngạc nhiên đó là cơ chế hoạt động của chiếc nồi.
Hai bên chiếc nồi được gắn hai chiếc tai hình chữ nhật. Nắp của nó giống như một cái bát úp, bên trên cũng có những linh thú đứng cách nhau. Những chi tiết này giúp phần nắp được cố định chắc chắn, ngăn hơi thoát ra ngoài. Về cơ chế hoạt động này, có thể nói rất giống với các nồi áp suất hiện đại.
Theo sử sách ghi lại, hoàng đế nhà Hán có một hệ thống quản lý hệ thống phục vụ ăn uống khổng lồ. Ngoài các quan chức chuyên quản lý các loại thức ăn, đương nhiên có một số lượng lớn các dụng cụ ăn uống sang trọng và xa xỉ.
Theo lời giới thiệu của "Encyclopedia", nồi áp suất ban đầu được gọi là "Paping pan", được phát minh bởi một bác sĩ người Pháp vào năm 1681. Ban đầu nó là một thiết bị khử trùng. Tuy nhiên khi đem so sánh về thời gian, có thể thấy chiếc nồi của Trung Sơn Vương đã đi trước nhân loại cả nghìn năm.
Về điều này, ngay cả các chuyên gia cũng cảm thấy buồn cười bởi có ai ngờ rằng “nồi áp suất” đã xuất hiện cách đây hơn 2.000 năm? Đồng thời ở một góc nhìn khác, các chuyên gia cũng bày tỏ sự khâm phục trí tuệ phi thường của người xưa.