Giải mã chứng "nghiện quyền lực"

Một nghiên cứu mới đây cho thấy quyền lực cũng có tác động tương tự như ma túy.

Hơn 100 năm trước, sử gia nổi tiếng người Anh Baron John Acton tạo ra cụm từ “Quyền lực có xu hướng biến chất, và quyền lực tuyệt đối biến chất tuyệt đối”. Nay các nhà khoa học đã khẳng định câu nói đó hoàn toàn chính xác về mặt sinh học.

Cảm giác có quyền lực đã được phát hiện có tác động đối với não tương tự như cocaine, do nó làm gia tăng mức testosterone ở cả đàn ông lẫn phụ nữ. Testosterone và sản phẩm phụ của nó là chất 3- androstanediol có khả năng gây nghiện, phần lớn do sự gia tăng mức dopamine trong vùng não.

Theo báo cáo của Ian Robertson, giáo sư tâm lý học thuộc Đại học Trinity ở Dublin (Ireland), cocaine tác động đa chiều lên não từ việc tăng cường sự tỉnh táo, sự tự tin, năng lượng, cảm giác khỏe khoắn, đến việc gây cảm giác lo lắng, trạng thái hoang tưởng và sự bồn chồn.

Quyền lực có những tác động gần giống như cocaine, và việc có quá nhiều quyền lực có thể sản sinh quá nhiều dopamine, dẫn đến những tác động tiêu cực, chẳng hạn như sự hung hăng và tâm lý nóng vội.

Nhận định trên có thể giúp giải thích hành vi khác lạ và bốc đồng của một số chính trị gia, nhà tài phiệt và những nhân vật nổi tiếng.

“Khỉ đầu chó có mức dopamine thấp hơn ở các khu vực não trong số các loài động vật. Nhưng nếu chúng được thăng cấp, mức dopamine sẽ tăng theo”, Telegraph dẫn lời giáo sư Robertson.

“Điều này làm cho các con khỉ trở nên hung hăng hơn, khả năng tình dục mạnh mẽ hơn. Và ở người, những thay đổi tương tự cũng sẽ xuất hiện một khi họ được trao quyền lực”, ông nói thêm.

Quyền lực còn được chứng minh làm cho con người trở nên nhạy bén hơn, do dopamine cải thiện việc thực hiện chức năng của các thùy não trước. Ngược lại, việc giáng chức làm giảm mức dopamine, gia tăng stress và tác động tiêu cực đến chức năng nhận thức.

Tuy nhiên, việc có quá nhiều quyền lực, đồng nghĩa với việc có quá nhiều dopamine, có thể làm gián đoạn nhận thức và cảm xúc. Điều này có thể dẫn đến những sai sót thô thiển trong đánh giá cũng như việc không chấp nhận rủi ro, chưa kể tâm lý xem mình là “trung tâm của vũ trụ” và thiếu sự đồng cảm với người khác.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video