Gien gây điếc giúp mau lành sẹo

Một sự đột biến gen, nguyên nhân của gần phân nửa số ca điếc bẩm sinh, lại tạo cho bệnh nhân một thuận lợi bất ngờ: đó là giúp cho các vết thương mau lành sẹo, tránh nguy cơ nhiễm trùng.

(Ảnh:  vesid)

Phát hiện này, vừa được trình bày tại một hội nghị ở Amsterdam (Hà Lan), có thể giải thích vì sao sự đột biến của gen CX26 cũng phổ biến ở tất cả các cư dân trên Trái Đất.

Mối liên quan giữa gen CX26 và tật điếc đã được nhà nghiên cứu David Kelsell thuộc trường đại học Queen Mary ở London phát hiện cách đây khoảng 10 năm. Tật điếc chỉ phát triển khi cả bố và mẹ đều mang gen CX26. Gen này mã hóa cho protein connexine 26 đảm bảo sự trao đổi chất giữa các tế bào. Các connexine hợp lại để tạo thành những ống nhỏ đi xuyên qua các màng tế bào và cho phép các tế bào trao đổi chất với nhau.

Sự đột biến của gen CX26 gây điếc tương đối phổ biến ở các cư dân châu Âu, châu Á và châu Phi. David Kelsell và các cộng sự khẳng định rằng gen đột biến này sẽ không thường gặp nếu không kèm theo một thuận lợi nào đó.

Connexine 26 cũng được tìm thấy trong da. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh trong phòng thí nghiệm rằng các tế bào mang bản sao đột biến của protein này có khả năng mau lành sẹo và chống vi khuẩn tốt hơn. Họ cho biết sẽ nghiên cứu tác động của CX26 đối với các mô khác, đặc biệt là ở màng ruột.

Theo HTV, Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video