Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng

Trên tờ Current Biology ra ngày 4/6, một báo cáo cho biết vấn đề giới tính của thằn lằn con hoá ra phức tạp hơn nhiều so với những suy đoán trước đây của giới khoa học. Chí ít là đối với một loài thằn lằn, kích cỡ của trứng đóng vai trò quyết định trong chuyện này.

Richard Shine tại Đại học Sydney cho biết: “Chúng tôi thực sự ngạc nhiên. Nghiên cứu trên loài thằn lằn ở dãy An-pơ cho thấy kích cỡ của trứng ảnh hưởng đến giới tính của thằn lằn con được sinh ra. Trứng to hứa hẹn rằng đó có thể là thằn lằn cái, và ngược lại trứng nhỏ có thể là thằn lằn đực. Sau khi trứng được đẻ ra, nếu loại bỏ một vài noãn hoàng, nhiều khả năng trứng đó sẽ nở ra thành con đực, ngay cả khi có nhiễm sắc thể giới tính cái trong đó. Tương tự, nếu tiêm vào một chút noãn hoàng, trứng đó sẽ nở thành con cái cho dù nó có chứa nhiễm sắc thể giới tính đực".

Ở nhiều loài động vật, giới tính của con con phụ thuộc vào nhiễm sắc thể giới tính. Chẳng hạn, ở động vật có vú và nhiều loài bò sát, con đực mang một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y; còn con cái mang hai nhiễm sắc thể X. Ngược lại, ở những động vật như cá sấu Mỹ, điều kiện môi trường như nhiệt độ sẽ quyết định giới tính của thế hệ con.

Thằn lằn bóng chân ngắn (Bassiana duperreyi). (Ảnh: Wikimedia Commons)

Kết quả mới cũng chứng minh thêm rằng cả hai nhân tố môi trường và gen đều tác động tới vấn đề giới tính. Thực tế, Shine và đồng nghiệp đã nhận thấy nhiệt độ khác nhau lớn thậm chí còn ảnh hưởng mạnh mẽ hơn cả gen tới việc định hình giới tính của thằn lằn Bassiana duperrey sống ở dãy An-pơ. Một vài trường hợp, nhiệt độ sản sinh ra con đực với nhiễm sắc thể XX và con cái với nhiễm sắc thể XY. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng nhận ra một điều: trứng to có khả năng sẽ nở ra con cái và trứng nhỏ nở ra con đực.

Mặc dù có sự tương quan như vậy, Shine cho rằng tác động trên chỉ là gián tiếp. Trên thực tế, để khẳng định giả định của mình, khi tiến hành nghiên cứu, đồng sự của ông là Rajkumar Radder đã loại bỏ một vài noãn hoàng khỏi những quả trứng to, gia tăng khả năng nở ra con cái.

Shine cho rằng còn rất nhiều điều cần khám phá liên quan tới vấn đề quyết định giới tính của thằn lằn.

“Tôi ngờ rằng hệ sinh thái của một loài sẽ quyết định việc tạo ra con đực hay con cái và tác động của sự phân bổ noãn hoàng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm,”
Shine tiết lộ.

Tác giả của nghiên cứu này bao gồm: Rajkumar S. Radder, Đại học Sydney, Australia; David A. Pike - Đại học Sydney, Australia; Alexander E. Quinn - Đại học Canberra, Australia; và Richard Shine, Đại học Sydney, Australia.

Tham khảo:

Rajkumar S. Radder, David A. Pike, Alexander E. Quinn, and Richard Shine. Offspring Sex in a Lizard Depends on Egg Size. Current Biology, 2009; DOI: 10.1016/j.cub.2009.05.027

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video