Hạn hán đe dọa bồn chứa cácbon Amazon

Theo một nghiên cứu mới được thực hiện trên khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, Amazon đặc biệt nhạy cảm đối với hạn hán. Nghiên cứu kéo dài 30 năm, được công bố trên Science, cung cấp bằng chứng thiết thực đầu tiên rằng hạn hán làm mất một lượng cácbon lớn trong khu rừng nhiệt đới này.

Giáo sư Oliver Phillips thuộc Đại học Leeds kiêm tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Trong nhiều năm rừng Amazon đóng vai trò tác nhân làm chậm quá trình thay đổi khí hậu. Nhưng dựa vào sự trợ giúp tự nhiên này cũng rất nguy hiểm”.

“Nếu bồn hấp thụ cácbon của Trái Đất chậm lại hoặc đảo ngược, nồng độ cácbon dioxit thậm chí sẽ tăng nhanh hơn. Việc cắt giảm khí thải sẽ cần thiết để ổn định khí hậu của chúng ta”.

Nghiên cứu, với sự cộng tác toàn cầu giữa hơn 40 học viện, dựa trên đợt hạn hán bất thường năm 2005 tại Amazon. Qua sự kiện này, các nhà khoa học đã có được cái nhìn khái quát về khí hậu của khu vực trong tương lai, trong đó Bắc Đại Tây Dương nhiệt đới ấm lên có thể dẫn đến những mùa khô hơn và nóng hơn.

Hạn hán năm 2005 đảo ngược nhiều thập kỷ hấp thụ cácbon của Amazon. Trong những năm thông thường, khu rừng hấp thụ gần 2 tỷ tấn cácbon đioxit. Đợt hạn hán đã làm thất thoát hơn 3 tỷ tấn. Tổng cộng, tác động của đợt hán hán – 5 tỷ tấn cácbon đioxit trong khí quyển – vượt quá khí thải hàng năm của châu Âu và Nhật Bản gộp lại.

Giáo sư Phillips giải thích: “Hầu hết các khu rừng dường như bị ảnh hưởng rất ít, nhưng ghi chép của chúng tôi cho thấy tỷ lệ cây chết tăng cao. Vì khu vực rất rộng lơn, kể cả những tác động sinh thái nhỏ có thể được nhân rộng thành tác động lớn đối với vòng tuần hoàn cácbon của Trái Đất”.

Rừng nhiệt đới ở lưu vực Amazon (Ảnh: iStockphoto)

Nhà thực vật học người Peru đồng thời là đồng tác giả Abel Monteagudo, cho biết: “Một số loài thực vật, bao gồm những cây cọ quan trọng, rất dễ bị tổn thương. Điều này cho thấy hạn hán còn đe dọa cả đa dạng sinh học”.

Amazon chiếm một nửa diện tích rừng nhiệt đới trên thế giới, bao phủ một khu vực rộng gấp 25 lần Anh Quốc. Không có hệ sinh thái nào trên Trái Đất có khả năng kiểm soát vòng tuần hoàn cácbon và là quê hương của nhiều loài động thực vật như vậy. Nghiên cứu với sự tham gia của 68 nhà khoa học từ 13 nước làm việc cho RAINFOR, một mạng lưới nghiên cứu chuyên giám sát rừng Amazon.

Để tính toán sự thay đổi lượng chứa cácbon, họ đã phân tích hơn 100 mảnh rừng trên diện tích 600 triệu hecta của Amazon, nhận biết và đo đạc hơn 100.000 cây, đồng thời ghi chép những cây chết cũng như những cây mới. Chu trình thời tiết cũng được phân tích và lập biểu đồ.

Khi đợt hán hán năm 2005 xảy ra, nhóm nghiên cứu RAINFOR tận dụng thí nghiệm tự nhiên này và tập trung vào việc đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến khu rừng.

Nghiên cứu phát hiện rằng trong ít nhất 2 năm, rừng Amazon đóng vai trò như một bồn chứa cácbon khổng lồ. Một quá trình tương tự cũng xuất hiện tại châu Phi.

Trên thực tế, trong những thập kỷ gần đây, các khu rừng nhiệt đới đã hấp thụ 1/5 lượng khí thải nhiên liệu hóa thạch toàn cầu. Nhưng trong năm 2005, quá trình này đã bị đảo ngược. Tỷ lệ cây chết tăng cao nhất ở những nơi hạn hán mãnh liệt nhất, và những vị trí khô hạn nhẹ cũng bị ảnh hưởng. Giờ chúng ta đã biết chính xác độ nhạy cảm của Amazon đối với hạn hán.

Nếu lặp lại, hạn hán Amazon sẽ đẩy nhanh quá trình ấm lên của khí hậu, khiến hậu quả của các đợt hạn hán trong tương lai càng thêm nghiêm trọng. Nghiên cứu do Hội đồng nghiên cứu môi trường tự nhiên cùng với Quỹ Gordon và Betty Moore tài trợ.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video