Hawaii: Núi lửa Kilauea tạo ra cột tro bụi mịt mù cao đến 9.000 mét

Núi lửa Kilauea trên Đảo Lớn tại Hawaii tiếp tục hoạt động mạnh mẽ vào rạng sáng 17/5 theo giờ Mỹ (tối cùng ngày giờ Việt Nam) khi phun ra một cột tro bụi lớn, buộc giới chức địa phương phải kêu gọi người dân tìm nơi trú ẩn.

Cơ quan Theo dõi núi lửa Hawaii cho biết vụ nổ trong miệng núi lửa Halemaumau thuộc núi lửa Kilauea đã tạo ra một đám mây tro bụi cao đến 9.000m và đang theo gió cuốn về phía Tây Bắc.


Cột tro bụi được phun ra từ miệng núi lửa Kilauea trên Đảo Lớn ở Hawaii ngày 16/5. (Nguồn: EPA/TTXVN).

Cơ quan này khuyến cáo người dân sống trong khu vực nên đi trú ẩn do mức khí độc tăng vọt và duy trì mức cảnh báo đỏ cho ngành hàng không được đưa ra hôm 15/5 vừa qua. Điều này đồng nghĩa với việc không có bất kỳ chuyến bay nào nào được phép hoạt động trong khu vực.

Các nhà khoa học cho rằng đây là lần phun trào đầu tiên trong chuỗi các vụ phun trào dữ dội hơn nữa có thể xảy ra trong vài giờ tới.

Vụ phun trào này xảy ra 2 ngày sau khi miệng núi lửa Halemaumau đã phun ra những khối đất đá và cột tro bụi núi lửa lớn.

Núi lửa Kilauea phun trào dung nham từ ngày 4/5 và trận động đất mạnh 6,9 độ Richter đã làm rung chuyển khu vực này một ngày sau đó. Đây là đợt phun trào lớn thứ hai trong 100 năm qua tại Hawaii.

Chính quyền địa phương đã sơ tán khẩn cấp khoảng 2.000 cư dân. Kilauea là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh mẽ nhất trên thế giới và là 1 trong 5 núi lửa ở Đảo Lớn của Hawaii.

Cập nhật: 18/05/2018 Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video