Hiếm con trai vì khí bẩn

Ở những vùng bị ô nhiễm không khí nặng, số bé trai ra đời thấp hơn bé gái và nhiều trường hợp sẩy thai hơn. Nguyên nhân có thể do sự ô nhiễm gây khiếm khuyết gene.


Một nhóm nghiên cứu của Đại học Sao Paulo, Brazil, đã tìm hiểu sự mất cân bằng về giới tính trong các môi trường sống khác nhau. Họ tổng kết số đăng ký sinh đẻ và số trẻ chào đời từ tháng 1/2001 tới 12/2003. Thống kê cho thấy trong những vùng không khí trong lành, 51,7% số trẻ sinh ra là nam. Tỷ lệ này giảm xuống còn 50,7% ở vùng ô nhiễm nặng.

Tiếp đó, nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh tỷ lệ đực cái ở thế hệ con của một số chuột đực tiếp xúc với không khí sạch hoặc bẩn trong 4 tháng đầu tiên. Số chuột đực này được "kết duyên" với những con cái không tiếp xúc với khí ô nhiễm. Kết quả cho thấy những con đực sống trong môi trường trong lành sinh con theo tỷ lệ: 134 đực/100 cái, trong khi ở nhóm đực bị nhiễm khí bẩn tỷ lệ này là 86/100. Nghiên cứu cũng cho thấy những con hít khí độc có dấu hiệu bất thường trong hoạt động sản xuất tinh trùng.

Theo trưởng nhóm nghiên cứu Jorge Hallack, nguyên nhân có thể do khí ô nhiễm đã kích thích hình thành các khiếm khuyết gene, khiến cho thai nhi không thể tồn tại được. Một giả thuyết khác là "sự ô nhiễm ảnh hưởng tới chức năng của nhau thai", khiến thai nhi bị bỏ đói đến chết.

Mỹ Linh (theo BBC)

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video