Hiệu lực của vắc-xin ngừa thủy đậu giảm dần theo thời gian

Vào hôm thứ Tư, các nhà nghiên cứu của Mỹ đã báo cáo rằng vắc-xin Varivax ngừa bệnh thủy đậu do công ty Merck sản xuất không những mất đi hiệu lực của nó sau một thời gian mà còn làm thay đổi kiểu cách biểu hiện của bệnh này ở người dân.

Cuộc nghiên cứu này giúp khẳng định những mà gì các bác sĩ đã biết là tác dụng bảo vệ của vắc-xin này không kéo dài được lâu.

Họ nói rằng theo thông tin lấy từ những ca bệnh trên thực tế thì những trẻ chưa được tiêm ngừa hay những trẻ mà liều tiêm ngừa lần đầu không có tác dụng, về sau đều đã bị mắc căn bệnh rất dễ lây lan này, khi ấy nguy cơ bị các biến chứng trầm trọng sẽ nhiều hơn.

Một đứa trẻ bị bệnh thủy đậu (Ảnh: wikipedia)

Cô Jane Seward thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh (CDC) ở Atlanta, người đã thực hiện cuộc nghiên cứu này nói: “Nếu bạn chưa được chủng ngừa, và về sau bạn lại mắc bệnh này thì nguy cơ tử vong sẽ cao gấp 20 lần so với khi mắc bệnh lúc còn nhỏ, và cơ hội nhập viện cũng cao hơn 10-15 lần.”

Lần đầu tiên, các kết quả của cuộc nghiên cứu này đã được đăng đầy đủ trên tờ New England Journal of Medicine vào ngày thứ Năm, và đã tạo ra một tác động. Kết quả này buộc Ủy ban Cố vấn về Công tác Chủng ngừa của CDC khuyến cáo là trẻ ở độ tuổi từ 4-6 cần phải được tiêm liều tăng cường. Ủy ban này cũng nói rằng theo báo cáo vào tháng 6 năm 2006 thì trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn cũng cần phải được tiêm liều tăng cường.

Nhóm nghiên cứu - do cô Sandra Chaves thuộc CDC dẫn đầu – cho biết không ai biết được mũi tiêm thứ hai có tác dụng bảo vệ kéo dài bao lâu.

Hoa Kỳ đã tiến hành chủng ngừa bệnh thủy đậu kể từ năm 1995, nhưng các thử nghiệm cho thấy vắc-xin này không có tác dụng bảo vệ tốt ở 10-15% trẻ được tiêm liều duy nhất. Liều tiêm thứ hai chắc chắn sẽ làm tăng tác dụng bảo vệ nhưng hiện không rõ là đến mức độ nào.

Cô Seward, quyền phó giám đốc bộ phận phụ trách bệnh do siêu vi của CDC cho biết: “Thay vì có hiệu lực 80-85% thì chúng tôi hy vọng rằng liều tiêm thứ hai sẽ có hiệu lực 90-95%.”

Nhóm của cô Chavez đã sử dụng các dữ liệu về chủng ngừa và bệnh được thu thập từ Antelope Valley, bang California để theo dõi tác dụng của vắc-xin Varivax.

Trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến 2004, vắc-xin này đã làm các ca bệnh thủy đậu giảm xuống khoảng 85%. Vào năm 1995, chỉ có 1% trong số 2.794 ca được báo cáo rơi vào các trẻ đã được tiêm ngừa. Vào năm 2004, có ít trường hợp bị thủy đậu hơn, 420 ca, nhưng có đến 60% rơi vào những trẻ đã được chủng ngừa.

Mặc dù có 73% trẻ bị thủy đậu vào năm 1995 đều dưới 7 tuổi, nhưng tỉ lệ này đã giảm xuống còn 30% vào năm 2004 vì trẻ có khuynh hướng bị thủy đậu khi lớn tuổi hơn. Trong trường hợp trẻ đã được chủng ngừa bị mắc bệnh, thì bệnh thường có khuynh hướng nặng hơn, có thể là vì chúng đã lớn hơn trước.

Các nhà nghiên cứu viết như sau: “Nguy cơ trẻ ở độ tuổi từ 8-12 đã được chủng ngừa cách đây ít nhất 5 năm có thể bị bệnh này ở mức độ từ vừa đến nặng cao gấp hai lần so với trẻ được chủng ngừa cách đây chưa đầy 5 năm.”

Vào tháng 5 năm trước, Zostavax, một loại vắc-xin khác do công ty Merck bào chế dùng để tiêm ngừa tăng cường cho người lớn đã được cấp phép.

Vi-rút gây bệnh thủy đậu vẫn tồn tại trong cơ thể chúng ta suốt đời và có thể tái hoạt động như bệnh zona, một dạng ngoại ban có thể gây đau đớn trong nhiều năm. Thủy đậu thường được xem là một căn bệnh vô hại ở trẻ em, nhưng trước khi có vắc-xin ngừa bệnh này, mỗi năm chỉ riêng ở Hoa Kỳ có đến 100 trẻ tử vong do biến chứng của bệnh này.

Hồng Lĩnh

Theo Reuters, Sở KH & CN Đồng Nai
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video