Được bao bọc bởi mây, những bức ảnh chụp khói, bụi và hơi nước bốc lên từ miệng một núi lửa đang hoạt động là một minh họa ấn tượng cho sức mạnh của tự nhiên.
Những bức ảnh “phi thường” này là sản phẩm của phi hành đoàn Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS từ độ cao 354 km trên một hòn đảo xa xôi của Nga, phía Bắc Thái Bình Dương.
Bức ảnh độc đáo này được chụp từ vệ tinh của ISS ở độ cao 354 km. |
Lỗ tròn phía trên đám mây được cho là kết quả của sóng xung kích từ phía bên trong của núi lửa và ở khu vực trung tâm là một tháp bụi xám “mọc nhanh như nấm”. Đối với các chuyên gia núi lửa, phần thú vị nhất của bức ảnh là lớp mây trắng muốt, trơn mượt “ôm lấy” lớp khói bụi, giống như hình ảnh tuyết bao lấy cây nấm nhỏ bé.
Đám mây bao quanh lớp khói bụi giống hình ảnh một cây nấm nhỏ. |
Phần không khí cô đặc này được tạo ra từ sự gia tăng và làm mát nhanh chóng của không khí ngay trên cột khói bụi, khi không khí trở nên ấm và ẩm ướt hơn sẽ hình thành nên mây.
Phần mây bao quanh dần dần tan biến trước sức mạnh của khói bụi. |
Sau đó, đám mây này dần dần bị phá vỡ và biến mất. Tiếp đó, một dòng khói bụi màu xám bắt đầu chảy xuống từ miệng núi lửa. Đây chính là dòng nham thạch “chết người”, một sự pha trộn của khí nóng và khói bụi, có thể phá hủy tất cả mọi thứ trên đường đi. Với nhiệt độ 600 độ C và di chuyển với tốc độ 209 km mỗi giờ, nham thạch là phần nguy hiểm nhất khi núi lửa “bừng tỉnh”.
Thay vào đó là dòng nham thạch "chết người" chảy ra từ miệng núi lửa. |
Rất may là, đảo Matua không có cư dân sinh sống nên vụ nổ của đỉnh núi Sarychev, bắt đầu cách đây một tuần không gây thiệt hại về người. Hiện ISS vẫn tiếp tục theo dấu đường đi của đám mây bụi.
Nham thạch có nhiệt độ lên tới 600 độ C. |
Vụ nổ xảy ra cách khu vực hành lang không khí “náo nhiệt” nhất của thế giới vài trăm km. Hàng trăm chuyến bao qua Thái Bình Dương đã phải chuyển hướng để tránh ảnh hưởng tới động cơ máy bay. Đỉnh Sarychev là một trong những đỉnh núi lửa hoạt động “tích cực” nhất của quần đảo Kuril, Nga, với lần hoạt gần đây nhất diễn ra vào năm 1989.