Không phải lúc nào đau đớn thể chất cũng mới được coi là cực hình và "căn phòng trắng" chính là minh chứng rõ ràng nhất cho hình thức tra tấn dã man đó!
Nếu được hỏi về một hình thức tra tấn dã man nhất, bạn sẽ nghĩ tới thứ gì? Ghế điện, treo ngược cành cây hay cho "làm bạn" với nước đá hàng giờ liền?
Phần lớn việc tra tấn thường được dùng khi cần tra khảo và với những hình thức gây đau đớn thể xác như trên thì hiệu quả cũng rất khó đảm bảo.
Có người sẽ khai ra sự thật, có người sẽ nói dối hoặc nói bừa bất cứ thứ gì để được thoát tra tấn, lại cũng có trường hợp nhất quyết đóng vai "anh hùng" không chịu hé răng nửa lời.
Cũng bởi lý do này, người ta quyết định đưa tra tấn lên một tầm cao mới - tra tấn tâm lý. Và thế là "Ám ảnh căn phòng trắng" ra đời, khiến cho mọi hình thức trước đây đều trở thành "muỗi".
"Ám ảnh căn phòng trắng" ra đời, khiến cho mọi hình thức trước đây đều trở thành "muỗi".
Tất cả những gì cần thiết chỉ là một căn phòng cách âm với mọi thứ bên trong nó đều mang màu trắng: tường trắng, cửa trắng, đèn trắng. Tù nhân cũng chỉ được mặc quần áo trắng và ăn cơm trắng trong suốt thời gian ở trong đó.
Người bị tra tấn đương nhiên bị nhốt tách biệt và không được nói chuyện với ai. Cứ như vậy, họ sống trong một "không gian câm" với tiếng động duy nhất nghe được chính là những âm thanh do tự mình phát ra.
Người bị tra tấn đương nhiên bị nhốt tách biệt và không được nói chuyện với ai.
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bị cô lập mọi giác quan như vậy có thể gây nên ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng tới tâm lý con người.
Ở trong căn phòng trắng này quá lâu, người ta dần đánh mất nhận thức hoặc thậm chí còn không biết mình là ai.
Tôi là ai, đây là đâu?
Hình thức tra tấn này từng được quân đội Iran sử dụng tại các trung tâm giam giữ bí mật. Tù nhân thì chính là những nhà báo đã từng thể hiện quan điểm nghi vấn với chính quyền nước này.
Amir Fakhravar – một người bị nhốt tại phòng trắng vào năm 2004 trong suốt 8 tháng, kể về ký ức kinh hoàng ngày đó: "Khi họ thả tôi ra sau ngần ấy thời gian, tôi không còn là người bình thường nữa. Tôi thậm chí còn chẳng nhớ được khuôn mặt bố mẹ mình".
Chân dung Amir Fakhravar – một nhà báo bị từng tra tấn trong phòng trắng.
Tuy nhiên, quốc gia Trung Đông này không phải nơi duy nhất bị lên án vì áp dụng "Ám ảnh căn phòng trắng". Chính phủ Anh cũng từng tra tấn các từ nhân Ireland bằng kỹ thuật trên trong thời kì xung đột. Ngoài ra, một số cảnh quay rò rỉ mới đây từ một nhà tù vị thành niên tại Úc cũng tố cáo các quản ngục đã nhốt một tù nhân vào căn phòng đáng sợ này.
Vậy điều gì đã khiến nó trở thành hình thức tra tấn kinh khủng nhất mọi thời đại? Bởi đơn giản, tra tấn thể xác may ra còn có thể chữa lành, nhưng chấn thương tâm lý nặng nề thì không bao giờ.
Trạng thái tâm lý bất thường sẽ theo tù nhân đến hết đời.
Một khi bị đưa vào phòng trắng, con người ta sẽ không thể trở lại trạng thái bình thường và sẽ mang những ám ảnh đó suốt phần đời còn lại kể cả khi đã được thả ra. Một số di chứng có thể kể đến là bệnh sợ màu trắng hoặc thường xuyên gặp phải tình trạng "nửa tỉnh, nửa mơ".
Điều trị thần kinh có thể giúp cải thiện đôi chút, tuy nhiên việc phục hồi tinh thần hoàn toàn lại như cũ là giấc mơ quá xa vời với những tù nhân này.
Tra tấn là gì? Tra tấn là việc có chủ ý gây đau khổ tâm lý hoặc thể chất (bạo lực, hành hạ, làm đau đớn, tạo sự lo sợ hoặc làm nhục) của người này gây ra cho người khác. Sự tra tấn thường được sử dụng như một phương tiện cho một mục đích cụ thể, chẳng hạn như để ép có được một lời thú tội, ép cung khai báo, một sự rút lui hoặc để có một thông tin hoặc để phá vỡ ý chí và sức đề kháng của các nạn nhân bị tra tấn (tạm thời hoặc vĩnh viễn). Tra tấn theo nghĩa hẹp là một hành động của một nhóm lợi ích cụ thể (ví dụ, một cơ quan của bộ máy quản lý nhà nước hoặc một tổ chức chính trị-quân sự) gây ra cho một cá nhân, chẳng hạn như các tòa án trong lịch sử, các dịch vụ công an, cảnh sát hoặc tình báo. Trong lịch sử, tra tấn được sử dụng như một hình thức cải tạo chính trị, tái thẩm vấn, trừng phạt và cưỡng chế. Ngoài hình thức tra tấn do nhà nước tài trợ thì các cá nhân hay các tổ chức cũng có thể có động cơ để thực hiện tra tấn với những người khác với những lý do tương tự như nhà nước; tuy nhiên, động cơ của việc tra tấn cũng có thể là để thỏa mãn những trò tàn bạo của người tra tấn. |