Hồ dán và băng keo cái nào chắc hơn?

Loại hồ dán cổ nhất trên thế giới khoảng hơn 8000 năm tuổi, được làm từ hỗn hợp xương động vật và thực vật để tạo ra những vật dụng hàng ngày. Ngày nay, chúng ta có vô số loại băng keo và hồ dán để sửa chữa và lắp ráp gần như mọi thứ. Vậy vì sao chúng lại dính được và đâu mới là vật liệu dính hơn?


Ngày nay, chúng ta có vô số loại băng keo và hồ dán để sửa chữa và lắp ráp gần như mọi thứ.

Độ dính từ đâu mà có?

Chất kết dính được tạo thành từ các protein và carbohydrate tự nhiên như là dextrin từ tinh bột thực vật, casein có trong sữa và hiđrocacbon không no trong nhựa cây. Để dính được, hồ dán và băng keo cần thỏa mãn 2 tính chất là tính bám dính và tính liên kết:

  • Tính bám dính là khi các phân tử của keo dính với các phân tử của vật.
  • Tính liên kết là khi các phân tử của keo liên kết chặt với nhau.


Chất kết dính được tạo thành từ các protein và carbohydrate tự nhiên.

Hầu hết các loại hồ dán được trộn với một dung môi ngăn chúng dính vào phía trong thành hộp đựng. Một số loại sử dụng dung môi là nước, một số khác sử dụng các hóa chất khá độc hại, hồ dán có mùi nồng nguyên nhân bắt nguồn do dung môi bay hơi khi tiếp xúc với không khí. Và khi khô lại, phản ứng hóa học xảy ra tạo liên kết rất chắc, đó là lí do vì sao khi một vật bị gãy sẽ không thể dính lại được nữa nếu không có lớp hồ mới.


Với băng keo, sau khi vật dán bị bung ra thì vẫn có thể tái sử dụng lại vì vẫn còn độ kết dính.

Băng keo thì khác, sau khi vật dán bị bung ra thì vẫn có thể tái sử dụng lại vì vẫn còn độ kết dính. Băng keo gồm 2 phần là lớp vỏ không dính bên ngoài và một hợp chất dính gọi là "tackifier" bên trong.


Không có phản ứng hóa học nào xảy ra khi băng keo được dán vào một bề mặt.

Tính bám dính này có được nhờ vào một loại lực phân tử được gọi là Van der Waals. Không có phản ứng hóa học nào xảy ra khi băng keo được dán vào một bề mặt. Thay vào đó, chất bám dính sẽ lấp vào những kẻ hở vi mô trên bề mặt và có khoảng cách đủ gần để tạo ra lực Van der Waals.


Chất bám dính sẽ lấp vào những kẻ hở vi mô trên bề mặt đủ để tạo ra lực Van der Waals.

Vậy hồ dán hay băng keo dính chắc hơn?

Xét về độ chắc tuyệt đối của tính bám dính thì hồ dán dính chắc hơn, nhưng lại không thể sử dụng linh hoạt trong mọi trường hợp. Trong các loại hồ dán, Cyanoacrylate là loại dán chắc nhất, nhưng Epoxy lại bền hơn dưới sức nóng và tác động lực và cũng tương thích với nhiều bề mặt hơn.​

Dù độ dính của băng keo không thể so sánh với độ dính của hồ Epoxy nhưng băng keo có lợi thế trong những trường hợp cần dính khẩn cấp. Hồ dán sẽ cần thiết để làm động cơ phóng tên lửa vào không gian vì khả năng chịu nhiệt nhưng một khi cần sửa chữa ngoài không gian thì hồ không thể bám dính trong trạng thái không trọng lực, thế là băng keo lên ngôi!

Cập nhật: 08/06/2020 Theo Tinh tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video