Hóa thạch hộp sọ khỉ cách đây 20 triệu năm tiềm năng hé lộ sự tiến hóa của não người

Hóa thạch hộp sọ của một loài linh trưởng thời tiền sử sống ở dãy núi Andes cách đây 20 triệu năm giúp các nhà khoa học “vén bức màn bí ẩn” sự tiến hóa của bộ não người.

Đây là nghiên cứu được công bố ngày 21/8 trên tạp chí Science Advances.

Các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ và Viện Khoa học Trung Quốc đã dùng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT) và tia X quét phần bên trong hóa thạch hộp sọ của loài Chilebus đã tuyệt chủng nhằm xác định cấu trúc bên trong hộp sọ. Chilecebus là họ khỉ Tân thế giới sinh sống bằng cách ăn lá cây và hoa quả ở khắp các khu vực rừng núi cổ đại. Các động vật linh trưởng thường chia thành 2 nhóm gồm họ khỉ Tân thế giới sống ở châu Mỹ và châu Đại dương và họ khỉ Cựu thế giới gần gũi với người và họ hàng hơn với khỉ Tân thế giới.


Hóa thạch hộp sọ của một loài linh trưởng thời tiền sử cách đây 20 triệu năm có kích thước nhỏ gọn trong lòng bàn tay. (Ảnh: sciencenews.org).

Lâu nay, giới khoa học cho rằng kích thước não của loài linh trưởng tăng dần qua thời gian. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đưa ra một phát hiện quan trọng, cho thấy kích thước não bộ của loài linh trưởng tăng một cách lặp đi lặp lại và độc lập trong quá trình tiến hóa. Đồng tác giả nghiên cứu John Flynn thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ cho biết nhóm nhà khoa học phát hiện não bộ của từng loài trong các nhóm linh trưởng tăng kích thước, trong khi kích thước não bộ của một số nhóm nhất định lại giảm.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phát hiện dù Chilecebus to gần bằng loài khỉ nhỏ thuộc chi Saguinus ở Nam Mỹ hay khỉ đuôi sóc ngày nay, nhưng ngược lại với những loài này, bộ não của Chilecebus có một số rãnh còn gọi là nếp gấp cho thấy độ phức tạp hơn về nhận thức.

Ở loài linh trưởng hiện đại, kích cỡ các vùng trung tâm thị giác và khứu giác của não tỷ lệ nghịch với nhau. Điều này có nghĩa là những loài nào phát triển thị giác mạnh hơn thường có khứu giác kém hơn và ngược lại. Tuy nhiên, các nhà khoa học trong nghiên cứu trên phát hiện một vùng khứu giác nhỏ trong não loài Chilecebus cổ đại không đi cùng với khả năng thị giác tốt hơn. Điều này chứng tỏ trong quá trình tiến hóa của loài linh trưởng, hệ thống thị giác và khứu giác không liên quan chặt chẽ như các giả thuyết trước đây.

Đồng tác giả nghiên cứu John Flynn cho biết nhờ những hóa thạch cổ đại được bảo quản tốt ở độ cao 10.000 feet (3.000 mét) trên dãy núi Andes, các nhà nghiên cứu có thể kiểm chứng những giả thuyết trước đây, hiểu hơn sự phát triển của não bộ ở động vật linh trưởng, cũng như tìm hiểu sâu hơn về sự tiến hóa trong lịch sử của loài người.

Cập nhật: 23/08/2019 Theo TTXVN/Báo Tin Tức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video