Theo thông tin từ các nhà khảo cổ, hóa thạch của sinh vật 429 triệu năm tuổi được bảo tồn tốt đến mức đáng kinh ngạc.
Brigitte Schoenemann đến từ Đại học Cologne và Euan Clarkson từ Đại học Edinburgh đã xem xét tận mắt một mẫu vật hóa thạch của bọ ba thuỳ cổ đại được bảo quản rất tốt và họ đã phát hiện được nhiều điều về cách mắt sinh vật này phát triển.
Hình ảnh hóa thạch mới được phát hiện.
Hóa thạch mới được phát hiện từ đá trầm tích 429 triệu năm tuổi ở Cộng hòa Séc. Đó là một mẫu bọ ba thuỳ dài khoảng 1cm có tên là Aulacopleura koninckii, tách làm đôi khi lớp đá bị bong ra. Hình dạng cấu trúc ở một trong hai mắt của bọ ba thuỳ có thể nhìn thấy một cách độc đáo.
Giống như các động vật chân đốt thời kỳ đầu khác, bọ ba thuỳ cổ đại có mắt kép. Mỗi đơn vị trong cụm đó được gọi là “ommatidium”. Ở trên cùng của mỗi ommatidium là một thấu kính, với các ô hình nón bên dưới nó cũng giúp tập trung ánh sáng tới. Ánh sáng đó được truyền xuống qua một cơ vân giống như cuống để đến các tế bào thụ cảm gửi tín hiệu đến não.
Một số chi tiết của các cấu trúc này đã được tranh luận vì không phải ngày nào bạn cũng bắt gặp một hóa thạch hoàn hảo như vậy. Đáng chú ý nhất là cấu tạo của cặp thấu kính và hình nón không rõ ràng.
Trước đó, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một con mắt của bọ ba thuỳ có niên đại lâu hơn (hơn 500 triệu năm tuổi) và ghi nhận một thấu kính nhỏ. Con mắt của bọ ba thuỳ thời điểm đó có một số điểm khác biệt như hình nón có vẻ rất nhỏ, trong khi thấu kính dày hơn đáng kể. Ngay cả một thấu kính dày hơn có cấu tạo bằng kitin cũng không đủ khúc xạ để tập trung ánh sáng dưới nước, nhưng nó sẽ tùy thuộc vào nhiệm vụ với canxit bên trong.
Nhìn chung, mọi thứ về mắt ghép của bọ ba thuỳ có thể so sánh với mắt của ong, chuồn chuồn và nhiều loài giáp xác. Với những thứ như tỷ lệ chiều dài, chiều rộng của thấu kính và độ mờ nhạt trong hóa thạch, các nhà nghiên cứu cũng có thể sử dụng phép ngoại suy với các sinh vật hiện đại để đoán về môi trường sống của bọ ba thuỳ.