Lấy 3 miếng thịt cho rắn Taipan, rắn chúa bụi và rắn Fer De Lance cắn: Kết quả bất ngờ!

  •   53
  • 5.503

Có hơn 600 loài rắn độc trên thế giới và một phần ba trong số chúng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con người chỉ sau một lần cắn.

Nọc độc là một vũ khí đáng sợ của các loài rắn độc, nọc được tiêm vào thịt của nạn nhân thông qua răng nanh. Nếu không được chữa trị kịp thời, vết cắn sẽ càng trở nên nghiêm trọng và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân.

Có bao giờ bạn tự hỏi, phần da thịt sẽ biến đổi như thế nào sau khi bị rắn cắn? Mỗi loại nọc độc rắn sẽ mang lại tác dụng khác nhau như thế nào? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Nọc của rắn độc làm biến đổi da thịt như thế nào?

Ở đây, chúng ta sẽ khảo sát ba loài rắn kịch độc là rắn Taipan nội địa - loài rắn độc nhất thế giới, rắn chúa bụi - loài rắn có nọc độc lớn nhất ở Nam Mỹ và rắn Fer De Lance.

Để có được câu trả lời trực quan nhất, kênh Youtube Dingo Dinkelman của nhà động vật hoang dã, chuyên gia bò sát Graham ‘Dingo’ Dinkelman, đã sử dụng chính những con rắn của mình để làm thực nghiệm.

Đầu tiên, ông sử dụng bốn miếng thịt lợn còn tươi, một trong 4 miếng sẽ được đặt nguyên vẹn vào  chiếc hộp dán nhãn 'Control' để làm mẫu so sánh với ba miếng thịt được những con rắn độc cắn.

Các miếng thịt được bảo quản lạnh để tránh vi khuẩn xâm nhập. Điều này đảm bảo sự biến đổi chịu hoàn toàn tác động từ nọc rắn. Trước khi theo dõi kết quả cuối cùng, hãy cùng tìm hiểu sơ lược về ba loài rắn độc được Dingo sử dụng trong thí nghiệm của mình.

1. Rắn Taipan nội địa Úc (Tên khoa học: Oxyuranus microlepidotus)

Rắn Taipan nội địa Úc
Rắn Taipan nội địa Úc. (Ảnh: Flickr).

Đây là loài rắn độc đứng đầu bảng xếp hạng các loài rắn độc trên cạn căn cứ số chỉ định LD50 (liều lượng gây chết 50%). Với một vết cắn (khoảng 110mg), nó có thể giết chết 100 người sau 45 phút cắn.

Nọc độc của rắn Taipan còn mạnh gấp 50 lần rắn hổ mang thường và 10 lần rắn chuông Mojave. Một tin vui là loài rắn cực độc này lại vô cùng nhút nhát và sẽ lẩn trốn con người khi đụng độ.

2. Rắn chúa bụi (Tên khoa học: Lachesis)

Rắn chúa bụi
Rắn chúa bụi. (Ảnh: Flickr).

Đây là loài rắn độc lớn nhất trong họ rắn lục (dài tới 3m, nặng 3 đến 5 kg), trái với rắn Taipan thì rắn chúa bụi lại ưa thích môi trường sống gần với con người nên càng gia tăng nguy cơ chạm trán với con người.

Nếu bị cắn thì nạn nhân chỉ có 25 % cơ hội sống sót (theo National Geographic), giống như các loài rắn pit viper khác thì rắn chúa bụi cũng sở hữu cặp răng nanh dài đáng sợ mà bạn có thể quan sát thấy trong đoạn phim trên.

3. Rắn Fer De Lance (Tên khoa học: Bothrops asper)

Rắn Fer De Lance.
Rắn Fer De Lance. (Ảnh: Panamawildlife)

Fer De Lance được xem là sát thủ của rừng rậm nhiệt đới, chúng còn được thổ dân Amazon gọi với biệt danh là "rắn ba bước" (nghĩa là nạn nhân chỉ có thể đi thêm ba bước sau khi bị chúng cắn).

Chúng di chuyển cực nhanh, ngay cả cầy Mangut - thiên địch nổi tiếng của họ nhà rắn - cũng chỉ có cơ hội sống sót 50:50 khi đối mặt với loài rắn này. Thậm chí chúng còn có thể phun nọc từ khoảng cách 1,8m.

Kết quả:

Sau 10 ngày bảo quản ở điều kiện lạnh, không có vi khuẩn xâm nhập thì miếng thịt không bị tiêm nọc đã ngã sang màu vàng nhạt với một ít dịch nhầy, nhũn hơn và bốc mùi.

Còn ba miếng thịt còn lại thì đều bốc mùi cực kỳ kinh khủng. Mặc dù vậy, sự biến đổi giữa chúng lại hoàn toàn khác nhau:

3 miếng thịt sau khi cho 3 loại rắn độc cắn.
3 miếng thịt sau khi cho 3 loại rắn độc cắn.

  • 1. Miếng thịt bị rắn Taipan cắn (loại nọc độc thần kinh) có một chút nước dịch vàng chảy xuống phía dưới nhưng không hoại tử nên cũng khá giống với miếng thịt mẫu.
  • 2. Miếng thịt bị rắn Fer De Lance cắn (với nọc độc gây hoại tử, phá hủy tế bào) thì có sự khác biệt hơn, với mùi hôi thối nồng nặc do thịt bị phân hủy, miếng thịt thậm chí dễ dàng bị xé ra do các tế bào đã bị phá hủy và màu của miếng thịt cũng trắng hơn.
  • 3. Miếng thịt bị rắn chúa bụi cắn thì không chỉ bị phân rữa một cách rõ rệt mà còn có rất nhiều nước dịch chảy ra. Thịt có màu trắng khá giống với miếng do rắn Fer De Lance cắn, vì cả hai đều có nọc độc gây hoại tử.

Lưu ý: Thí nghiệm dưới đây được thực hiện bởi một chuyên gia giàu kinh nghiệm về bò sát nói chung lẫn các loài rắn nói riêng, bạn không nên cố gắng làm điều tương tự vì hành động này có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân và những người xung quanh.

Cập nhật: 15/08/2020 Theo Phapluatbandoc
  • 53
  • 5.503