Hoàn thành hệ thống viễn thám giám sát được Hoàng Sa và Trường Sa

Cục Viễn thám quốc gia vừa hoàn thành hệ thống giám sát biển đảo, hứa hẹn sẽ cho phép theo dõi chi tiết hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hệ thống viễn thám giám sát được Hoàng Sa và Trường Sa đã hoàn thành

Dự án “Giám sát tài nguyên biển, hải đảo bằng công nghệ viễn thám” được hoàn thành năm ngoái, cho phép Việt Nam lần đầu tiên vẽ được bức tranh toàn cảnh về vùng biển quốc gia bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là những khu vực không thường xuyên đến ra tận nơi để đo vẽ.


Bản đồ lớp phủ bề mặt dải ven biển và các đảo nổi. (Ảnh: TTXVN)

Ông Nguyễn Xuân Lâm, Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết hiện dự án đã hoàn thành 3 nhóm nhiệm vụ quan trọng. Đó là xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý đa thời gian cho toàn vùng biển và hải đảo bằng công nghệ viễn thám, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên đề về tài nguyên - môi trường biển và hải đảo bằng công nghệ viễn thám, xây dựng hệ thống giám sát đa thời gian tài nguyên - môi trường biển và hải đảo Việt Nam trên nền công nghệ viễn thám và địa tin học.

Theo ông Lâm, mục tiêu của dự án là thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin địa lý ảnh vệ tinh đa thời gian cho toàn vùng biển và hải đảo Việt Nam, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dự án cũng hướng tới tăng cường năng lực cho việc áp dụng công nghệ viễn thám phục vụ điều tra cơ bản và giám sát tài nguyên và môi trường biển và hải đảo Việt Nam. Công nghệ viễn thám có ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thông khác về khả năng cung cấp thông tin trên diện rộng, liên tục, chính xác đồng thời có thể cung cấp cả thông tin về không gian và thuộc tính hóa của đối tượng quan trắc.

“Việc áp dụng công nghệ viễn thám trong điều tra, giám sát tài nguyên - môi trường biển, hải đảo là hoàn toàn khả thi và khoa học. Không thể có có một nguồn tài liệu nào bao quát trên một diện rộng, có khả năng cập nhật theo chu kỳ và chứa đựng nhiều thông tin khu vực biển tốt như nguồn tin từ ảnh viễn thám", ông Lâm nói.

Cục trưởng Lâm cũng lưu ý để vận hành hệ thống giám sát tài nguyên - môi trường biển, hải đảo thì việc cập nhật thông tin, dữ liệu ảnh vệ tinh các loại là rất cần thiết nhằm phục vụ yêu cầu cung cấp thông tin mang tính thời sự và giải quyết các vấn đề quản lý nhà nước, cũng như bảo đảm an ninh quốc phòng.


Một phần quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, nhìn từ trên cao. (Ảnh: Al-Jazeera)

Do đó, lãnh đạo Cục Viễn thám quốc gia kiến nghị Chính phủ cho phép tổ chức, quản lý, vận hành hệ thống giám sát đa thời gian tài nguyên - môi trường biển, hải đảo Việt Nam nhằm phát huy vai trò của cộng nghệ viễn thám trong việc cập nhật định kỳ hàng năm đối với công tác điều tra thông tin cơ bản về tài nguyên - môi trường biển, tiếp tục xây dựng các nhiệm vụ, dự án trong giai đoạn tiếp theo.

Đây là dự án thành phần thuộc Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video