Hòn đảo nơi bạn nhìn thấy ngày mai

Quần đảo Diomede - Nơi con người có thể "du hành xuyên thời gian"

Du khách đứng trên đảo Little Diomede có thể nhìn thấy ngày mai, còn những ai đứng trên đảo Big Diomede lại nhìn thấy quá khứ, dù hai nơi này chỉ cách nhau chưa đầy 3km.

Nằm gần chính giữa eo biển Bering là quần đảo Diomede, gồm hai đảo Big Diomede - Litte Diomede (đảo lớn - đảo nhỏ). Điều đặc biệt khiến địa điểm nằm ở nơi hẻo lánh nhưng vẫn nổi tiếng chính là sự xóa nhòa giới hạn về thời gian và không gian.

Đứng từ đảo Litte Diomede và nhìn sang Big Diomede, bạn có thể thấy "ngày mai" và ngược lại dù chúng chỉ cách nhau 2,4km đường biển.


Hai hòn đảo nằm cách nhau chỉ khoảng 2,4km nhưng lại lệch nhau gần một ngày. (Ảnh: Ghostvillage).

Điều kỳ lạ trên xảy ra do một đảo nằm trong lãnh thổ Nga, phía còn lại thuộc quyền sở hữu của Mỹ nên chúng có hai múi giờ khác nhau. Giờ của Nga và Mỹ chênh nhau 21 tiếng.

Khi ở Nga đã sang ngày mới, Mỹ vẫn là ngày hôm qua. Vì cách tính thời gian này, Big Diomede còn có tên gọi là đảo Ngày Mai (Tomorrow Island), còn Litte Diomede là đảo Ngày Hôm Qua (Yesterday Island).

“Đó là một cỗ máy thời gian thực thụ. Chúng tôi có thể thấy những gì đang xảy ra ngày hôm qua trong thời gian thực”, cựu quân nhân 40 tuổi Ramil Gumerov nói với Russia Beyond. Gumerov đã phục vụ trong quân đội Nga trong hai năm, từ năm 1995, và đã dành hơn một năm trong thời gian đó trên một phần của hòn đảo lớn hơn, nơi ngày nay, ngoài một căn cứ quân sự, chỉ có một trạm địa cực và một đồn biên phòng.

“Trên thực tế, du lịch đến một hòn đảo khác ở một quốc gia khác, hoặc đến ngày hôm qua, khi một người được nghỉ phép, hoàn toàn là chuyện tưởng tượng”, Gumerov nói. Tuy nhiên cây cầu băng hình thành giữa 2 hòn đảo vào mùa đông thậm chí có thể cho phép người ta đi qua lại giữa 2 hòn đảo và thay đổi về mặt mốc giới thời gian, mặc dù việc tự do đi lại qua 2 hòn đảo này là bất hợp pháp, nhưng nhiều người vẫn nói đùa rằng nếu muốn "du hành xuyên thời gian" thì hãy đi qua 2 hòn đảo này.

Trên thực tế, chỉ những cư dân bản địa, người Eskimo, mới có thể đi lại tự do giữa các đảo thuộc quần đảo Diomede. Họ đã sinh sống ở những vùng đất này từ lâu trước khi người Châu Âu đầu tiên đặt chân đến nơi đây - nhà thám hiểm hải quân người Nga Semyon Dezhnev, đến quần đảo.

Trở lại thời điểm quá khứ vào năm 1897 khi Mỹ mua Alaska, trên hợp đồng bao gồm cả đảo Diomede nhỏ. Khi đó, đường biên giới mới được vạch ra giữa hai hòn đảo và vẫn tồn tại cho tới ngày nay.

Vào mùa đông, khi thời tiết lạnh giá, mặt biển ở đây sẽ đóng băng, vô tình tạo nên cây cầu nối liền hai đảo và người dân có thể dễ dàng đi bộ từ Mỹ sang Nga. Tuy nhiên, điều này bị coi là bất hợp pháp. Các tàu đánh cá nước ngoài đến quá gần chúng sẽ phải đối mặt với lời cảnh báo từ những người lính tuần tra.


Trong làng có một trường học, nhà thờ, sân bay trực thăng, phòng khám và có cả internet, điện thoại. (Ảnh: Ghostvillage).

Thời kỳ chiến tranh lạnh, Nga đã di dời toàn bộ cư dân trên đảo Ngày Mai vào trong đất liền. Ngày nay, nơi đây chỉ có quân đội cư trú. Còn đảo Ngày Hôm Qua vẫn có khoảng 150 người Mỹ sinh sống, tập trung thành một ngôi làng, nổi tiếng với nghề chạm khắc ngà.

Theo điều tra của chính quyền Mỹ, hơn 90% dân số trên đảo là người bản xứ. Trong 43 hộ gia đình, hơn 37% là trẻ em dưới 18 tuổi, gần 21% các đôi sống cùng nhau, hơn 32% nhà vắng bóng đàn ông, trong khi 18,6% là người độc thân. Thu nhập người dân ở đây không cao, nhiều hộ gia đình được xếp vào dạng nghèo. Ngoài ra, đảo có một chiếc trực thăng làm nhiệm vụ chở thực phẩm, thư tín, bưu phẩm và cả vận tải hành khách từ đất liền ra đảo.


Vào mùa đông thời tiết lạnh giá, người dân từ đảo nọ có thể đi sang đảo kia nhờ một cây cầu bằng băng. (Ảnh: Ghostvillage).

Trên đảo không có các con đường trải nhựa, cao tốc, đường sắt hay đường thủy. Cách duy nhất để di chuyển là đi bộ trên những con đường mòn, dùng xe trượt tuyết hoặc ván trượt. Ngoài du khách, đảo còn đón tiếp các đoàn nghiên cứu và người dân Alaska từ đất liền tới thăm.

Cuộc sống đối lập trên 2 hòn đảo

Cách đây 3.000 năm, 2 hòn đảo này từng là nơi sinh sống của tộc người Yupik Eskimos. Người châu Âu đầu tiên đặt chân đến quần đảo này là nhà thám hiểm người Nga Semyon Dezhnyov vào năm 1648.

80 năm sau, nó được nhà thám hiểm người Đan Mạch Vitus Bering phát hiện lại vào ngày 16 tháng 8 năm 1728.

Ngày nay, Litte Diomede là nơi sinh sống của cộng đồng nhỏ gồm khoảng 75 cư dân với một nhà thờ và trường học. Người Eskimos sống trên hòn đảo này vẫn duy trì lối sinh hoạt truyền thống theo kiểu tự cung tự cấp, tự sản tự tiêu. Họ đánh bắt cua và cá, săn cá voi trắng, hải mã, hải cẩu và gấu Bắc cực để làm thức ăn.

Hầu hết các nguồn cung cấp hàng hóa thiết yếu đến từ một đợt vận chuyển bằng sà lan hàng năm từ các cửa hàng như Wal-Mart. Một số cư dân làm việc cho chính quyền địa phương hoặc trường học. Đã có một số hoạt động đánh bắt và khai thác thương mại trên đảo, nhưng cả hai ngành công nghiệp này đều đang suy giảm.

Còn Big Diomede hoàn toàn không có người sinh sống và được các nhà chức trách sử dụng cho mục đích quân sự.

Nếu di chuyển từ bang Alaska (Mỹ), cách nhanh nhất để bạn có thể tới quần đảo Diomede là đi bằng máy bay trực thăng. Du khách cũng có thể tới Alaska bằng đường bộ, thủy và hàng không. Sân bay Anchorage mỗi ngày có hơn 200 chuyến bay đến và đi từ mọi nơi trên thế giới.

Cập nhật: 07/08/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video