Nhiều nhà bác học thông thái trong lịch sử đã để lại cho nhân loại những công trình nghiên cứu vô giá, nhưng họ cũng lưu lại cho hậu thế những mẩu chuyện cười ra nước mắt về “tính đãng trí bác học” của bản thân mình.
>>> Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ
Xin giới thiệu một bậc thông thái như vậy, thuộc lớp nhà bác học khoa học tự nhiên cổ xưa nhất trong lịch sử loài người: Acsimet.
Acsimet sinh năm 284 và mất năm 212 trước Công nguyên. Ông sống ở thành phố Syracuse, trên đảo Sicile, con một một nhà thiên văn và toán học nổi tiếng Phidias. Người cha đích thân dạy dỗ và hướng ông đi vào con đường khoa học tự nhiên.
Acsimet được cha cho đi du học ở thành phố Alexandrie, Ai Cập, trở thành học sinh của nhà toán học nổi tiếng Ơclit; rồi sang Tây Ban Nha và cuối cùng về định cư vĩnh viễn tại thành phố quê nhà xứ Sicile. Ðược hoàng gia tài trợ về tài chính, ông cống hiến cả cuộc đời mình cho nghiên cứu khoa học và đạt được những thành tựu đồ sộ.
Nhà bác học Acsimet và câu chuyện đãng trí nổi tiếng.
Acsimet hiến kế đánh ngoại xâm
Thời kỳ cổ Hi Lạp, giữa các nước nhỏ thường xảy ra chiến tranh. Acsimet ở xứ Syracuse nhỏ bé khi ngoại bang đánh vào xứ này. Đã dù ở tuổi 73 nhưng ông vẫn tham gia bảo vệ tổ quốc bằng cả trí tuệ của nhà bác học.
Lực lượng của kẻ địch hết sức hùng mạnh, 60 chiếc thuyền ào ạt tiến vào Syracuse. Acsimet đã tính toán thiết kế một loại súng bắn đá, có thể bắn đi được những viên đá nặng hàng trăm kilogam. Khi kẻ thù đến gần, Acsimet lệnh: "Bắn!", nhiều thuyền chiến bị phá hỏng, địch sợ khiếp vía chạy tháo thân.
Bị tổn thất chúng đành phải rút lui, rồi bàn nhau tìm cách đánh tiếp, vào ban đêm. Và đêm đến, chiến thuyền địch lặng lẽ đến ngoài thành, dựng thang, vác búa chuẩn bị phá cổng thành. Acsimet vẫn chỉ huy binh sĩ chuẩn bị máy bắn đá, nhưng lần này là loại khác. Khi địch đến gần, những viên đá bắn thẳng lên trời rồi rơi thẳng xuống, đánh trúng vào những chiến thuyền đang áp sát bờ và bọn binh sĩ, có một hòn đá đã đập đúng đầu tên chỉ huy.
Kẻ thù điên cuồng phải chấp nhận thua một lần nữa. Nhưng vẫn không chịu cam tâm thất bại hoàn toàn, chúng lại phát động cuộc tấn công lần thứ ba. Lần này, ông yêu cầu mỗi một phụ nữ đều phải đem gương soi của mình đến tập trung ở bờ biển.
Tướng địch chỉ nhìn thấy rất nhiều phụ nữ, lệnh cho chiến thuyền tiến lên, chuẩn bị đánh. Đâu ngờ các gương soi hội tụ ánh sáng và đốt cháy các cánh buồm và cả thuyền. Từ những tướng chỉ huy đến bọn lính đều khiếp đảm, cho quân sĩ rút lui.
Nước Syracuse lại chiến thắng. Nhân dân vô cùng sùng bái và kính trọng trí tuệ người công dân thông thái của mình - Acsimet.
“Đãng trí bác học” Acsimet
Vị vua của xứ Syracuse lệnh làm một chiếc vương miện bằng vàng nguyên chất. Khi vương miện làm xong và đưa đến, vua nghi ngờ rằng có thể pha lẫn bạc, bèn hỏi Acsimet cách nào nhận biết đó có đúng là vàng nguyên chất không?
Acsimet suy nghĩ rất lâu và chưa tìm đáp án khi ngày trả lời vua đến gần.
Bỗng một hôm, khi đang tắm ở một nhà tắm công cộng, Acsimet bỗng nhận thấy rằng mực nước dâng cao lên khi ông nhảy vào nước. Và bất ngờ ông phát hiện ra một phương pháp giải quyết bài toán về chiếc vương miện. Phương pháp đó chính là nguyên lý về sức đẩy Acsimet mang tên ông, nó có thể sử dụng để xác định trọng lượng các vật thể, từ đó suy ra chất liệu làm nên vật thể đó, như xác định chiếc vương mịên của vua có phải vàng nguyên chất hay không.
Nhưng điều làm cho mọi người cười ra nước mắt là: Acsimet quá phấn khởi, vội vàng nhảy ra khỏi bể tắm và vừa chạy trần truồng như nhộng trước mắt nhiều người, vừa hét tướng lên: Eureka! ( tức đã tìm ra rồi!).