IAEA nâng cao khả năng phân tích vật liệu hạt nhân

Ngày 7/5, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết có thể đáp ứng được các thách thức ngày càng phức tạp về kiểm chứng hạt nhân trong vòng ít nhất 30 năm tới.

Việc IAEA đưa vào sử dụng thiết bị quang phổ kế mới với độ chính xác chưa từng thấy đã tạo bước ngoặt lớn trong nỗ lực lâu nay của IAEA nhằm hiện đại hóa và tăng cường các khả năng phân tích các mẫu vật liệu hạt nhân.

Các nhà khoa học hạt nhân của IAEA nhấn mạnh thiết bị quang phổ kế mới là quang phổ kế ghi khối lượng plasma kết hợp nhiều ống góp cảm ứng thế hệ mới nhất (MC-ICP-MS), giúp tăng cường rất lớn khả năng phân tích để nhận dạng sự khác biệt không thể được nhận biết trước đây về các dấu vết hạt nhân.

Lần đầu tiên, các nhà khoa học IAEA có thể phát hiện được dấu hiệu bụi phóng xạ trong mẫu vật liệu hạt nhân được thử nghiệm, bao gồm các số lượng dấu vết plutoni hoặc urani được thoát ra và lắng đọng từ các hoạt động hạt nhân.

Sử dụng các dữ kiện này, các nhà khoa học IAEA có thể đưa ra kết luận với độ tin cậy rất cao về thời gian mẫu thử nghiệm còn nguyên bản và chưa có hoạt động hạt nhân nào trên mẫu thử nghiệm này.

Công nghệ chính xác hơn trong phổ kế khối lượng có thể giúp các nhà khoa học IAEA phát hiện và xác định được khối lượng các hạt nhỏ nhất trong các mẫu do các thanh tra của IAEA thu thập, cô lập các hạt của urani hoặc plutoni đã được làm giàu và đo được các thành phần đồng vị của chúng. Khả năng mới này giúp IAEA xác định được các quá trình làm giàu vật liệu hạt nhân. Đây là công cụ mạnh để phát hiện sự hiện diện của mọi loại vật liệu và hoạt động hạt nhân mà các nước phát triển bất hợp pháp hạt nhân muốn che giấu.

Thiết bị mới sẽ giúp các nhà khoa học IAEA phát hiện được plutoni ở mức thấp hơn 10 lần so với trước đây. Nhờ đó, IAEA có thể kiểm chứng được với độ tin cậy rất cao các hoạt động hạt nhân bất hợp pháp, tăng cường khả năng phát hiện các dấu vết các vụ thử nghiệm hoặc sản xuất plutoni bất hợp pháp mà trước đây không thể phát hiện.

IAEA nhấn mạnh tăng cường khả năng phân tích và xác định các dấu vết hạt nhân luôn nằm trong chiến lược duy trì khả năng khoa học độc lập với chất lượng cao của IAEA, qua đó thực hiện chức năng bảo vệ an toàn và giám sát hạt nhân trên thế giới theo các hiệp ước không phổ biến hạt nhân và cấm thử hạt nhân toàn diện của Liên hợp quốc.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video