Indiana Jones đã đúng: Bọ cạp càng to lớn thì càng vô hại

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã kiểm tra câu nói nổi tiếng về bọ cạp của Indiana Jones và hóa ra nó là chính xác.

"Khi nói đến bọ cạp, con càng lớn thì càng tốt hơn", Indiana Jones nói trong tập phim Vương quốc Sọ người (Indiana Jones and the Kingdom of the Crystal Skull). Hóa ra, những kiến thức này của Jones là chính xác.

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Ireland đã đưa ý tưởng đó vào thử nghiệm, họ phát hiện ra rằng những con bọ cạp nhỏ hơn với chiếc càng nhỏ, lại có nọc độc mạnh hơn loài có kích thước lớn. Theo trường đại học, có hơn một triệu trường hợp người bị bọ cạp đốt mỗi năm và hàng nghìn trường hợp tử vong.


Bọ cạp càng nhỏ thì nọc độc của chúng càng nguy hiểm và ngược lại.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích 36 loài bọ cạp bao gồm: bọ cạp tử thần (Leiurus quinquestriatus), bọ cạp đá (Hadogenes granulatus), bọ cạp vỏ cây (Scorpion Centruroides noxius), bọ cạp vàng Israel (Scorpio maurus).... Họ phát hiện rằng loài nhỏ nhất có nọc độc mạnh gấp 100 lần loài lớn nhất.

Phân tích của họ bao gồm các phép đo về chiều dài trung bình của bọ cạp, cũng như hiệu lực nọc độc của chúng. Kết quả đã xác nhận kiến thức của Jones là chính xác - bọ cạp càng nhỏ, nọc độc của chúng càng nguy hiểm và ngược lại.

Bọ cạp vàng Brazil, thường có chiều dài 5-7,5 cm, có nọc độc mạnh gấp 100 lần so với bọ cạp đá, có thể dài tới 20 cm.


Bọ cạp vàng Brazil

Tiến sĩ Healy cho biết: “Khi xem xét nọc độc của bọ cạp nguy hiểm nhất, chúng tôi thấy chúng có xu hướng thuộc về các loài như bọ cạp tử thần tương đối nhỏ. Ngược lại, những loài lớn nhất như bọ cạp đá có nọc độc chỉ gây đau nhẹ.”


Bọ cạp đá

Tuy nhiên, không chỉ kích thước cơ thể - kích thước cặp càng cũng có mối tương quan.

Ví dụ, nghiên cứu phát hiện ra rằng loài bọ cạp đuôi dày Nam Phi có nọc độc mạnh gấp hơn 10 lần so với bọ cạp vàng Israel, mặc dù có cặp càng nhỏ hơn đáng kể.


Bọ cạp đuôi dày Nam Phi

Alannah Forde, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi không chỉ thấy rằng bọ cạp kích thước càng to thì càng an toàn, chúng tôi còn phát hiện ra rằng những bọ cạp có cặp càng lớn cũng có mức độ nguy hiểm thấp hơn”.

“Trong khi các loài như bọ cạp vàng Israel có thể có kích thước từ nhỏ đến trung bình, chúng chủ yếu dựa vào những chiếc càng lớn thay vì nọc độc tương đối yếu.”


Bọ cạp vàng Israel

Bọ cạp sử dụng cả nọc độc và càng của chúng để bắt con mồi và tự vệ.

Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện cho thấy có sự đánh đổi về mặt tiến hóa giữa hai loại vũ khí này. Những loài sử dụng nhiều năng lượng hơn cho cặp càng lớn sẽ có ít năng lượng hơn cho nọc độc.

Điều này dẫn đến việc những con bọ cạp to lớn với cặp càng khổng lồ có thể tận dụng kích thước vật lý của chúng và ít phụ thuộc vào nọc độc hơn, và những loài nhỏ hơn với những chiếc càng bé đã phát triển loại nọc độc mạnh hơn.


Bọ cạp tử thần

Theo một nghiên cứu năm 2008, có hơn 1,2 triệu trường hợp bị bọ cạp đốt mỗi năm, dẫn đến hơn 3.250 trường hợp tử vong.

Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện của họ sẽ giúp phát triển các phương pháp y tế tốt hơn đối với nọc của bọ cạp.

Tiến sĩ Michel Dugon, tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Là nhà khoa học, công việc của chúng tôi là đưa quan niệm xã hội vào kiểm tra thực tế”.

“Hầu hết các nạn nhân nhập viện với các triệu chứng nghiêm trọng sau khi bị bọ cạp đốt là trẻ em dưới 15 tuổi.”

Việc xác định loài gây ra vết đốt là điều cần thiết để đưa ra phương pháp điều trị chính xác, và một quy tắc đơn giản như ‘càng to lớn càng tốt hơn’ là một bước nhỏ đầu tiên để cứu sống con người.”

Cập nhật: 28/04/2022 Theo Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video