Indonesia phóng vệ tinh tự tạo đầu tiên

Vệ tinh giám sát tự tạo đầu tiên của Indonesia đã được phóng thành công vào quỹ đạo và vừa gửi những tín hiệu đầu tiên về Trái đất.

Theo tờ Jakarta Post, vệ tinh này được phóng vào hôm 10-01 từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan của Cơ quan nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO). Trung tâm này thuộc Sriharikota, bang Andhra Pradesh.

Vệ tinh Lapan-Tubsat - bay bên trên Trái đất khoảng 630 km, chở theo các thiết bị đo đạc và các hệ thống truyền mệnh lệnh từ xa cũng như hệ thống kiểm soát độ cao cho phép nó nhận nhiều mệnh lệnh khác nhau từ các trạm ở mặt đất. Chi phí chế tạo vệ tinh này vào khoảng 10 tỷ rupiah (1,1 triệu USD).

Nặng 57kg, vệ tinh siêu nhỏ này bay qua đất nước Indonesia 4 lần mỗi ngày, mang theo một máy quay hình màu độ phân giải cao với vùng bao phủ rộng 3,5 km và một máy quay độ phân giải thấp với vùng bao phủ rộng 81 km. Vệ tinh này có thể được dùng để giám sát tình hình trên bề mặt trái đất như các vụ cháy rừng, hoạt động của núi lửa và lũ lụt.

Vệ tinh này được thiết kế với thời hạn sử dụng 2-3 năm, tuy nhiên Cơ quan hàng không vũ trụ Indonesia (LAPAN) hy vọng nó sẽ tiếp tục hoạt động đến 6 năm.


ISRO (Ảnh: spaceref)

T.VY

Theo Xinhua, Jakarta Post, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video