Chính phủ dù biết rằng chi phí xây dựng là rất cao, nhưng họ vẫn không ngần ngại chi trả khoản phí xây dựng ấy để đảm bảo một tương lai vững chắc cho đất nước mình.
Không nói về việc đất nước Israel bị tàn phá bởi chiến tranh, khủng bố, đất nước này cũng gặp không ít khó khăn trong cuộc sống hàng ngày bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Theo báo cáo khí hậu, 70% lượng nước mưa trung bình của Isreal là nằm trong khoảng tháng Mười Một và tháng Ba, thời điểm từ tháng Sáu cho tới tháng Tám thường không có hạt mưa nào. Lượng mưa rơi không được chia đều cho các khu vực và giảm rõ rệt, khi càng gần với vùng sa mạc Negev rộng lớn, nơi lượng mưa hàng năm xuống dưới 100mm.
Sa mạc Negev chiếm hơn nửa diện tích đất nước Israel.
Những khó khăn tại đất nước Israel
Chiếm tới hơn nửa diện tích đất liền của đất nước, sa mạc Negev phải được Israel sử dụng triệt để để không lãng phí tài nguyên đất đai vốn đã ít ỏi của đất nước này. Tới 85% diện tích của sa mạc khổng lồ này được Israel sử dụng với mục đích huấn luyện quân sự, phần còn lại là các khu dân cư, nhà máy, sân bay...
Thiếu hụt tài nguyên, môi trường ô nhiễm, đất nước Trung Đông này vẫn đau dầu tìm một nguồn tài nguyên sạch nhiều năm trời và họ thấy được tiềm năng ấy tại sa mạc Negev trải dài tại phía Nam đất nước. Vùng đất khô cằn không thể trồng trọt này khiến họ phải tìm một cách phát triển khác, và còn điều gì hợp lý hơn là xây dựng những nhà máy năng lượng Mặt Trời tại vùng đất có nắng chiếu nhiều nhất đất nước này?
Còn điều gì hợp lý hơn là xây dựng những nhà máy năng lượng Mặt Trời tại vùng đất có nắng chiếu nhiều nhất đất nước này?
Những dự án năng lượng sạch dần được triển khai, họ bắt đầu dựng nên những nhà máy thu hoạch năng lượng Mặt Trời. Nhưng không dừng lại ở đó, tham vọng của Israel là họ có thể đáp ứng được 10% tổng lượng năng lượng toàn quốc bằng năng lượng sạch vào năm 2020 và chủ yếu, số năng lượng ấy sẽ đến từ Mặt Trời.
Ngay lúc này đây, những kĩ sư đang tiến hành lắp đặt một cách đồng gồm 55.000 tấm gương, với mục tiêu cung cấp ánh sáng Mặt Trời cho tòa tháp năng lượng Mặt Trời cao nhất thế giới, đặt tại chính sa mạc Negev này. Tòa tháp này có thể coi là biểu tượng cho niềm hi vọng của đât nước này đặt vào nguồn năng lượng tái tạo.
Khi được hoàn thiện vào cuối năm 2017, Tháp Ashalim có chiều cao 240 mét, được cấu tạo từ lớp thép không gỉ sẽ như một ngọn hải đăng trên nền đá nóng của sa mạc Negev, bạn sẽ có thể nhìn thấy được từ khoảng cách xa hơn chục kilomet.
Israel xây dựng tòa tháp năng lượng Mặt Trời cao nhất thế giới, đặt tại chính sa mạc Negev này.
Bao quanh nó là một cánh đồng gương mênh mông, rộng 3 kilomet vuông trải một vùng rộng lớn, hướng ánh nắng chiếu xuống mặt đất lên trên đỉnh tháp Ashalim. Nhiệt độ đỉnh tháp dự kiến sẽ đạt tới 600 độ C, sản sinh ra hơi nước sẽ được đưa xuống chân tháp, nơi hệ thống sẽ sản sinh ra điện.
Tổng giá thành xây dựng "niềm hi vọng lớn của Israel" này ước tính hơn 570 triệu USD, được đầu tư bởi công ty General Electric của Mỹ cùng công ty Alstom của Pháp và quỹ tư đầu tư Noy của Israel.
Dự án được bắt đầu từ năm 2013, hướng tới kế hoạch sử dụng điện 25 năm của đất nước này, mong muốn đánh dấu một mốc chuyển mình trong việc sản xuất năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng một cách độc lập.
Cái giá phải trả cho việc đầu tư tòa tháp năng lượng Mặt Trời cao nhất thế giới
Từ trước tới nay, Israel chủ yếu sản xuất điện năng từ những nhà máy sử dụng than, khí gas tự nhiên và dầu mỏ. Khi họ phát hiện ra một mỏ khí tại Địa Trung Hải thì dường như mọi thứ sẽ suôn sẻ.
Nhưng năng lượng Mặt Trời lại khác, dù cần một khoản đầu tư không nhỏ nhưng chi phí về lâu dài sẽ không cao như sản xuất điện từ nhiệt năng của nhiên liệu đốt. Đây là một khoản đầu tư rất lớn, bởi lẽ năng lượng sản xuất được từ một tháp năng lượng Mặt Trời sẽ tốn kém hơn 2 tới 3 lần so với việc sản xuất từ khí đốt và nhiên liệu, theo lời của Eran Gartner, CEO của công ty Megalim Solar Power, người phụ trách dự án xây dựng tháp Ashalim.
Eran Gartner, CEO của công ty Megalim Solar Power, đang giải thích chi tiết về công trình khổng lồ của họ.
Khi hoàn thành, tòa tháp này sẽ cung cấp 121 megawatt điện mỗi giờ, bằng với 1% nhu cầu điện năng của toàn bộ đất nước Israel hay đủ cho một thành phố với 120.000 hộ gia đình. Hơn nữa công trình này sẽ tránh được lượng khí thải thải ra môi trường tới 110.000 tấn CO2 mỗi năng, cung cấp hơn 1.000 việc làm cho người dân Israel.
Bên cạnh con số ấn tượng ấy là tham vọng của đất nước 8 triệu dân này, rằng họ sẽ đạt mốc cung cấp được 10% nhu cầu năng lượng toàn quốc với năng lượng tái tạo vào năm 2020.
"Chính phủ đồng ý với việc xây dựng Ashalim với công nghệ này, mặc dù họ biết rõ chi phí bỏ ra sẽ lớn hơn việc sản xuất năng lượng truyền thống rất nhiều. Họ đã nhìn vào mặt tốt, đó là chi phí ấy sẽ giảm dần theo thời gian, khi mà tòa tháp thứ hai hay thứ ba tiếp tục được xây", ông Gartner nói, hình dung ra một khu vực sa mạc Negev rộng lớn với những tòa tháp năng lượng Mặt Trời như vậy.
Khi hoàn thành, tòa tháp này sẽ cung cấp 121 megawatt điện mỗi giờ hay đủ cho một thành phố với 120.000 hộ gia đình.
Theo như tính toán trên giấy, Israel sẽ thỏa mãn nhu cầu năng lượng toàn quốc mà chỉ cần sử dụng tới 4% diện tích tiềm năng tại sa mạc Negev, theo lời Eitan Parnass, chủ tịch Tổ chức Năng lượng xanh Israel.
Cánh đồng gương khổng lồ
Việc tìm được mỏ khí thiên nhiên ngoài Địa Trung Hải hiển nhiên là giúp cho đất nước này sẽ đỡ phải lệ thuộc hơn trong việc sử dụng năng lượng, nhưng mục tiêu quốc gia vẫn là tránh việc ỷ lại sử dụng một loại tài nguyên.
Tháp Ashalim sẽ được cung cấp nhiệt với 55.000 tấm gương phản chiếu.
Năng lượng Mặt Trời đã dần trở thành một phần của cuộc sống tại Israel nhiều năm nay, nơi đây đã có những mái nhà gắn những tấm năng lượng Mặt Trời để sử dụng.
Công nghệ tháp năng lượng Mặt Trời cùng với một cánh đồng gương chỉ có thể được tiến hành hiệu quả với một quy mô lớn, công nghệ này cũng khác với việc sử dụng mỗi tấm pin Mặt Trời hoạt động như một máy phát điện nhỏ. Tháp Ashalim sẽ được cung cấp nhiệt với 55.000 tấm gương phản chiếu, và những tấm gương này sẽ hoạt động như những bông hoa hướng dương, khi mà chúng hướng mặt gương của mình tới đường đi của ánh Mặt Trời.
Năng lượng Mặt Trời đã dần trở thành một phần của cuộc sống tại Israel nhiều năm nay.
Những tòa tháp năng lượng Mặt Trời đã được xây dựng ở nhiều nơi trên thế giới, ở Morocco, Nam Phi. California là nơi có tòa tháp cao nhất với chiều cao 137 mét, đặt tại Ivanpah, sa mạc Mojave.
"Chúng tôi đã nhân kích cỡ những tấm gương đặt tại Ashalim lên gấp 3 lần so với những thế hệ trước đây", ông Gartenr nói.
"Mọi thứ đều được kết nối với mạng wi-fi thay vì dùng dây điện. Tòa tháp cũng được thiết kể để tiết kiệm nhất. Chúng tôi làm mọi thứ để đạt được hiệu quả tốt nhất với giá thành thấp nhất có thể".
Tòa tháp này cũng thể hiện cho chúng ta thấy rằng chính phủ Israel sẵn sàng chi trả một chi phí cao để có thể nhận về những lợi ích lâu dài.
Cuối năm 2017, tòa tháp Ashalim dự kiến là tháp năng lượng Mặt Trời cao nhất thế giới, sẽ chính thức đi vào hoạt động. Đây sẽ là giải pháp năng lượng cho đất nước Israel, bên cạnh sử dụng năng lượng sạch là việc tránh ô nhiễm môi trường, vấn đề nan giải của mọi quốc gia trên Trái Đất tại thời điểm này. Tòa tháp này cũng thể hiện cho chúng ta thấy rằng chính phủ Israel sẵn sàng chi trả một chi phí cao để có thể nhận về những lợi ích lâu dài, để có thể phát triển đất nước của mình một cách vững vàng và sẵn sàng với những kế hoạch tương lai.