Theo phóng viên tại Tel Aviv, ngày 30/5, Trường cao đẳng học thuật Kinneret tại Israel cho biết các nhà nghiên cứu nước này đã phát triển được một phương pháp để xử lý hiện tượng bốc mùi sinh học gây tổn hại đến quá trình khử mặn nước biển.
Tiến triển này sẽ giúp giảm chi phí của quá trình khử mặn, qua đó giúp hạ giá thành nước ngọt thông qua khử mặn nước biển với con số tiết kiệm được lên đến hàng triệu USD.
Một trong các vấn đề khó khăn nhất của quá trình khử mặn là hiện tượng bốc mùi sinh học
Công nghệ khử mặn đóng vai trò rất quan trọng đối với Israel, giúp nước này giải quyết vấn đề hạn hán và gia tăng nguồn cung nước ngọt cho lĩnh vực nông nghiệp, cũng như sinh hoạt gia đình.
Cho đến nay, quá trình khử mặn nước biển có chi phí rất đắt và đòi hỏi sử dụng năng lượng ở mức cao và các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là trong công nghệ tạo màng nhầy để lọc muối.
Một trong các vấn đề khó khăn nhất của quá trình khử mặn là hiện tượng bốc mùi sinh học, trong đó các vi khuẩn xâm nhập vào các màng nhầy lọc mặn, phát triển và phá hỏng các màng nhầy.
Các phương pháp xử lý gần đây bao gồm sử dụng hóa chất, đặc biệt là các axit để tiêu diệt vi khuẩn, nhưng cũng tác động đến màng nhầy. Tuy nhiên, phương pháp mới của Israel dựa trên các phân tử hữu cơ có khả năng bám trên bề mặt màng nhầy, cho phép các màng lọc ngăn chặn được sự tấn công của vi khuẩn gây hại.
Sự kết hợp của màng polyaniline đã giúp giảm đáng kể sự phát triển của mùi hôi sinh học mà không gây phá hủy tới các thiết bị lọc có chưa màng nhầy. Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, Ran Suckeveriene cho biết phát triển mới "thậm chí có thể gia tăng gấp đôi tuổi thọ của các màng nhầy trong các nhà máy khử mặn và vì vậy tiết kiệm hàng triệu USD".