ISS nâng quỹ đạo khẩn để "né" mảnh vỡ vệ tinh Trung Quốc

Quỹ đạo Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) được điều chỉnh khẩn cấp bằng một modul của Nga để tránh va chạm với mảnh vỡ từ vệ tinh Fengyun-1C của Trung Quốc, vốn được tạo ra sau vụ thử vũ khí năm 2007.


Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Thông tấn Nga TASS ngày 10/11 dẫn thông báo của cơ quan hàng không vũ trụ Nga Roscosmos cho biết, các phi hành gia trên ISS đã vừa kích hoạt động cơ đẩy trên tàu chở hàng Progress MS-18 của Nga để thay đổi quỹ đạo ISS nhằm tránh va chạm với mảnh vỡ từ tàu vũ trụ Fengyun-1C.

Theo dữ liệu sơ bộ, mảnh vỡ của Fengyun-1C được dự báo sẽ tiếp cận ISS trong vòng 4 giờ vào sáng ngày 12/11 (giờ Moscow). Sau khi được điều chỉnh, quỹ đạo của ISS được "nới" thêm hơn 1.200m so với quỹ đạo ban đầu và tạm ở độ cao 470,7 km so với Trái đất.

Roscosmos không đề cập kích thước của mảnh vỡ từ tàu Trung Quốc, song các chuyên gia đánh giá bất cứ va chạm nào trên không gian đều đặc biệt nguy hiểm, bởi các vệ tinh, rác vũ trụ đều di chuyển ở vận tốc rất cao.

Fengyun-1C là vệ tinh thời tiết của Trung Quốc, được phóng năm 1999 và từng hoạt động ở độ cao 865 km so với bề mặt Trái đất trước khi dừng hoạt động từ năm 2002. Theo TASS, Fengyun-1C bị Trung Quốc phá huỷ bởi một tên lửa chống vệ tinh được phóng từ trung tâm vũ trụ Xichang vào năm 2007.

Tờ New York Times thống kê, ISS đã thực hiện ít nhất 29 đợt thay đổi quỹ đạo tạm thời từ năm 1999 để tránh va chạm với các vật thể trên không gian. Trong một số trường hợp các phi hành gia thậm chí phải ẩn nấp trong các khoang tàu vũ trụ để sẵn sàng rời ISS nếu có sự cố nguy hiểm xảy đến.

Cập nhật: 12/11/2021 Theo CAND
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video