Khắc phục những mùi 'hương' dễ sợ

Loại bỏ "mùi hương" cơ thể sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày
Mùi hương từ thân thể là một trong những yếu tố hấp dẫn người khác giới, song cũng có những “mùi hương” làm cho bạn cảm thấy xấu mặt khi bị phát hiện.

Hôi miệng: Nhiều nguyên nhân dẫn đến hơi thở có mùi như vệ sinh răng miệng kém, chế độ ăn uống nghèo nàn, khô miệng hay bị một bệnh nội khoa nào đó. Bạn rất khó nhận ra hơi thở mình có mùi, trừ khi có một ai đó nói cho biết. Hơi thở hôi bắt nguồn từ trong miệng và bay ra ngoài khi bạn nói. Rõ ràng đây là một vấn đề rất “xấu mặt”.

Giải pháp nhanh chóng cho vấn đề này là vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần chải răng ít nhất 2-3 phút. Làm sạch kẽ răng bằng chỉ tơ, dùng nước súc miệng và vệ sinh lưỡi hằng ngày cũng giúp bạn loại bỏ mùi hôi do vi khuẩn gây ra.

Mùi mồ hôi cơ thể: Nếu thấy mọi người có vẻ như muốn lảng xa bạn, hoặc “nín thở” khi bạn đang ở quanh họ, đó là cơ hội để bạn nhận ra có lẽ cơ thể mình có “mùi hương” gì đây. Để loại bỏ mùi hôi trên cơ thể, cố gắng tắm một lần mỗi ngày, nếu không chí ít cũng là 2 ngày một lần (nếu thời tiết lạnh), và trong khi tắm cần chú ý đến một số vùng “nhạy cảm”. Nách và háng là những vùng có nhiều mồ hôi, nguyên nhân gây ra hôi cơ thể, do đó nên tắm sạch những vùng này bằng xà bông diệt khuẩn, xà bông khử mùi hoặc những chất xả tự nhiên như chanh.

Hôi chân: Những người bị mùi hôi chân thường ngại đi giày, nhưng đó là một suy nghĩ tiêu cực. Thay vì sợ đi giày, hãy trị hôi chân bằng những lời khuyên sau đây: Rửa chân nhiều lần mỗi ngày, nhất là sau khi đi đâu về. Ngâm chân trong nước ấm và thoa xà bông ít nhất 2 lần mỗi ngày. Sử dụng bàn chải tơ thật mềm để đánh sạch các kẽ ngón chân. Luôn giữ cho chân khô khi đi giày. Thay tất và miếng lót trong giày thường xuyên. Thỉnh thoảng lại thay đổi giày nếu có thể.

Với những người bị hôi chân nặng mà những lời khuyên trên không đủ phát huy tác dụng, thử ngâm chân bằng những chất khử mùi tự nhiên như nước trà, giấm chua (pha loãng với nước), hay axit cacbonat natri (sodium bicarbonate). Sử dụng lót chống ẩm trong giày cũng có thể giảm bớt “mùi hương” này.

Mùi “đặc trưng” của nữ giới: Kinh nguyệt thường gây ra mùi hôi từ vùng sinh dục. Ngoài những ngày chu kỳ hằng tháng, sự mất cân bằng vi khuẩn ở vùng sinh dục cũng gây ra mùi hôi. Để khắc phục, phụ nữ nên vệ sinh thường xuyên và lau khô vùng sinh dục. Không thụt rửa bằng chất hóa học vì có thể gây viêm tấy. Không sử dụng nước xịt vệ sinh phụ nữ, giấy vệ sinh tẩm hương thơm hay băng vệ sinh khử mùi, vì chúng có thể gây dị ứng và mất cân bằng vi khuẩn ở vùng sinh dục.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video