Khám phá mỏ kim cương ở Kimberley

Nằm ngay giữa trung tâm thành phố Kimberley (Nam Phi) là Big Hole - hố đất nhân tạo sâu nhất thế giới. Rất nhiều kim cương được tìm thấy tại Kimberley và Big Hole chính là mỏ kim cương lớn nhất với chiều sâu 215m.

>>> Khám phá mỏ kim cương khổng lồ lớn thứ 2 thế giới

Những viên kim cương được tìm thấy tại Kimberly được hình thành trong mạch núi lửa thẳng đứng. Các mạch núi lửa nằm ngay dưới trang trại của hai người nhập cư tới từ Hà Lan. Họ chính là anh em nhà de Beers: Johannes Nicolaas và Diederik Arnoldus. Hai người đã mua mảnh đất này để làm trang trại, chứ không phải để đào kim cương. Tuy nhiên, trong năm 1871, những viên kim cương đã được tìm thấy tại khu vực này. Không ai rõ chúng có nguồn gốc tại nơi chúng được phát hiện hay trôi từ vùng khác tới do xói mòn.

Trên trang trại có một ngọn đồi thấp tên là Colesberg Kopje. Nhóm Mũ Đỏ do Fleetwood Rawstorne dẫn đầu đã tiến hành tham dò khu vực này vào năm 1871. Và chính người đầu bếp của nhóm khai thác Esau Damoens lại là người tìm ra viên kim cương đầu tiên. Phát hiện này của ông đã tạo nên một con sốt kim cương trên toàn thế giới. Từ Mỹ, Anh, Pháp, Nga người ta đều lặn lội tới Colesberg Kopje để tìm kho báu. Anh em nhà de Beers không thể ngăn cản những tay săn kim cương bằng những biển báo cấm nên cuối cùng họ đã quyết định bán đất.

Và mặc dù không trở thành chủ của những mỏ kim cương khổng lồ nhưng 1 trong số những mỏ này cũng như ngành công nghiệp kim cương đều mang tên họ. Đó là mỏ kim cương De Beers và công ty TNHH De Beers do Cecil John Rhodes và Charles Ruddthành lập vào năm 1888. Ngày nay De Beers đã trở thành công ty thống trị thị trường, cung cấp 40% lượng kim cương trên thế giới và sở hữu hơn 70% số mỏ kim cương ở Nam Phi.

Những viên kim cương được khai thác đầu tiên ở một mỏ lộ thiên, dọc theo mạch núi lửa. Sau đó ngọn đồi Colesberg Kopje biến mất và trở thành một cái hố sâu. Kết quả là xuất hiện hố đào Big Hole (mỏ Kimberley) như ngày nay. Từ năm 1866 đến 1914, người ta đã khai thác được khoảng 3 tấn kim cương tại mỏ này. Đó là thành quả lao động của 50.000 công nhân làm việc cật lực, bốc dỡ 22,5 triệu tấn đất bằng những công cụ thô sơ như cuốc, xẻng.

Hoạt động bề mặt của mỏ chấm dứt vào năm 1914 và chấm dứt hoạt động khai thác ngầm vào năm 1995. Năm 2007, chủ nhân đầu tiên của mỏ Kimberley đã bán quyền khai thác mỏ ngầm cho công ty Petra. Trong năm 2010, Petra đã sản xuất khoảng 100.000 carat kim cương từ mỏ này. Còn De Beer tái xử ký gần 5,5 tấn đá bề mặt mở và thu được 823.000 carat.

Big Hole có chiều sâu 215m nhưng mực nước chỉ cao 40m. Hố đào sâu nhất thế giới này vốn sâu 240m nhưng sau khi bị đóng cửa, nó đã được sử dụng để ném vôi gạch đổ nát xuống.

Năm 2006, công ty De Beers đã đầu tư 7,7 triệu USD để xây dựng bảo tàng mỏ Kimberley quanh khu vực Big Hole bao gồm một bảo tàng mở và một ngôi làng nhỏ tái hiện lại lịch sử khai thác mỏ kim cương tại Kimberley.

Trước kia, Big Hole đã từng được xem như là hố nhân tạo lớn nhất trên thế giới nhưng hiện nay, kỷ lục này đã bị phá bởi một mỏ đồng ở Utah (Mỹ). Hầm mỏ này sâu 774m trải rộng trên 7,2km2. Tuy nhiên, nó được đào bằng các máy móc hiện đại chứ không phải bằng cuốc hay xẻng như Big Hole.

Theo TTVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video