Khám phá phân tử làm giảm khẩu vị

Các nhà khoa học Nhật đã xác định được một phân tử làm cho các động vật có vú cảm thấy no, một khám phá có thể dẫn đến những phương pháp mới giúp chữa chứng mập phì ở người.

Các nhà khoa học tin rằng khẩu vị được kiểm soát trong một vùng não gọi là cấu tạo dưới đồi, và nhóm nhà nghiên cứu tuyên bố rằng đây là nhóm đầu tiên khám phá một tác nhân kích thích việc gia tăng hoặc giảm khẩu vị.

Trong một bài viết trên tạp chí Nature phiên bản trên mạng, các nhà khoa học xác định phân tử này là nesfatin-1, thứ được sản sinh tự nhiên trong não. Sau khi tiêm phân tử này vào não chuột, các nhà khoa học nhận thấy chuột bắt đầu ăn ít hơn và giảm cân. Họ cũng có thể làm cho chúng ăn nhiều hơn bằng cách ức chế nesfatin-1.

Masatomo Mori thuộc phân khoa khoa học phân tử và y dược tại Đại học Y khoa Gunma cho biết: ”Sau khi chúng tôi tiêm kháng thể ức chế nesfatin-1, những con chuột này tỏ ra gia tăng khẩu vị và cuối cùng là tăng cân từ từ”. Mori nói khám phá này có thể mở đường cho việc chữa trị chứng mập phì, vốn đã trở thành một vấn đề sức khỏe lớn trên thế giới.

Chứng mập phì có liên quan đến các bệnh mạn tính như tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, cao huyết áp và đột quỵ cũng như một vài dạng ung thư.

Q.HƯƠNG

Theo News24, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video