Các nhà khoa học thuộc Trường Đại Học New York, Columbia, Hoa Kỳ cho biết 3/4 của chứng bệnh suy giảm thị lực ở người cao tuổi - một nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa là do hai gene gây ra.
Chứng suy giảm thị lực do tuổi tác gây ra tình trạng mù lòa cho hàng triệu người mỗi năm (Ảnh: TTO) |
Những người do di truyền sở hữu nhiều biến dạng của nhân tố H thường thiếu khả năng kiểm soát chứng viêm do lây nhiễm gây ra. Điều này đưa tới chứng suy thoái thị lực về sau trong tuổi già.
Tuy nhiên nghiên cứu cũng cho thấy một trong ba người có nhân tố H biến dạng, không hề bị suy giảm thị lực. Vì thế, các nhà nghiên cứu tập trung vào một gene khác. Phân tích di truyền học 1300 người đã giúp xác định được gene thứ nhì này, tên là nhân tố B.
Nhân tố B lại đóng vai trò kích thích hệ miễn dịch hoạt động. Do vai trò bổ túc cho nhau của hai gene này, một biến dạng của Nhân tố B có thể bảo vệ cơ thể khỏi suy thoái thị lực, dù cơ thể có biến dạng của Nhân tố H và ngược lại.
Khảo sát ghi nhận ở 74% bệnh nhân bị suy giảm thị lực đều có Nhân tố H hay B hoặc cả hai. Nhưng không ai có biến dạng của một trong hai nhân tố này.
Chứng suy giảm thị lực do tuổi tác gây ra tình trạng mù lòa cho hàng triệu người trên thế giới mỗi năm. Chứng bệnh này do sự suy thoái điểm đen (macula) nằm ở võng mạc gây ra làm tổn hại vùng thị giác trung tâm dẫn đến mù lòa.
Khám phá của những nhà khoa học Anh quốc mở ra triển vọng điều trị căn bệnh mù lòa cho người cao tuổi trên toàn thế giới trong tương lai không xa.
KHANG LINH