"Khí cười" và bữa tiệc giải trí giới thượng lưu thế kỷ 19

Người tham gia tiệc sẽ hít khí oxit nito (khí gây cười) được trữ trong túi lụa lớn màu xanh lá cây, để tạo hưng phấn.

Trong thế kỷ 19, các thành viên của giới thượng lưu Anh tham gia vào một hình thức giải trí đặc biệt được gọi là các bữa tiệc khí cười. Những người tham gia sẽ hít khí nitơ oxit (N2O) - một hợp chất được phát hiện trong thế kỷ 18 sử dụng để gây tê, giảm đau. Các bữa tiệc như vậy dần lan rộng khắp Đại Tây Dương đến Mỹ.

Khí nitơ oxit được phát hiện như thế nào?

Nitơ oxit được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1772 bởi Joseph Priestley, một nhà hóa học người Anh. Trong thí nghiệm quan sát các loại khí khác nhau, được mô tả: không màu, vị ngọt, có mùi hơi dễ chịu, Priestley tìm ra hợp chất nitơ oxit và công bố phát hiện của mình vào ba năm sau đó. Khi đó, nitơ oxit chỉ được sử dụng trong các thí nghiệm.

Năm 1799, mối quan tâm về nitơ oxit mới được hồi sinh khi một bác sĩ người Anh tên Thomas Beddoes nhận ra các đặc tính trị liệu của nó. Ông thử nghiệm để điều trị các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh lao - một căn bệnh chết người thời bấy giờ. Khí oxit nitơ được lưu trữ trong các túi lụa lớn, màu xanh lá cây, bệnh nhân sẽ hít khí từ ống vào cơ thể.


Khí được cho vào một chiếc túi, đặt ống để hút vào người.

Các bữa tiệc khí cười

iNhững bệnh nhân được thử nghiệm chia sẻ cảm giác khi họ hít khí oxit nitơ. Mỗi người mô tả khác nhau nhưng đa phần họ thấy hồi hộp và thú vị, cảm giác hưng phấn từ trong cơ thể. Vị bác sĩ đã thử nghiệm trong vài tháng và đi đến kết luận: khí không gây hại cho người.

Bác sĩ Thomas Beddoes thuê Humphry Davy 20 tuổi làm tổng giám đốc đầu tiên cho nghiên cứu của mình. Davy có nhiệm vụ tổ chức các bữa tiệc, mời người thân bạn bè đến trải nghiệm cảm giác hưng phấn khi hít khí nitơ oxit, yêu cầu họ ghi lại trải nghiệm của mình. Anh đặt tên cho loại khí này là ga khí cười. Những người tham gia rất vui vẻ, sảng khoái, họ thích thú và say mê với bữa tiệc. Từ đó, các bữa tiệc dần trở nên phổ biến hơn, không chỉ ở Anh mà lan sang Mỹ. Những người tham gia phải trả tiền để trải nghiệm cảm giác này.

Trong những buổi biểu diễn đó, họ tìm ra ý nghĩa y học của oxit nitơ và hiện thực hóa chúng. Năm 1844, một người trong bữa tiệc bị thương ở chân, anh ta được tiêm một liều khí cười thấp. Bệnh nhân không còn dấu hiệu đau đớn nữa. Khí nito oxit sau đó được sử dụng trên những bệnh nhân bị tê liệt.

Sau cùng các nhà khoa học kết luận, "khí cười" có khả năng phá vỡ đau đớn vật lý, có thể được sử dụng trong phẫu thuật khi không có tràn dịch máu lớn xảy ra.


Những bữa tiệc khí cười vào thế kỷ 19 ở Anh đến Mỹ và các nước khác.

Tuy nhiên, Wells không chứng minh được quan điểm của mình và bị công chúng phản bác. Sau này, một đồng nghiệp cũ của Wells, William Morton, đã trở thành người đề xuất chính thúc đẩy việc sử dụng oxit nito như thuốc mê khi chứng minh được tác dụng trong y khoa. Năm 1846, Morton đã giới thiệu sử dụng ether làm thuốc mê. Ether có nhiều ưu điểm hơn oxit nitơ và được công nhận.Một nhà nghiên cứu khác tên Wells, người từng trải nghiệm bữa tiệc, nhận ra những điểm bất thường. Nếu cứ sử dụng khí nito oxit như một cách để làm cơ thể hưng phấn, người dùng dễ nhiễm độc. Dùng lâu ngày dễ bị nghiện, không thể thoát ra, từ đó họ sẽ dần vô cảm với cuộc sống hiện tại. Một vài trường hợp nạn nhân có biểu hiện mặt tái xanh, cơ thể không cử động, tĩnh mạch lớn... Từ đó, Wells cho rằng oxit nito có khả năng gây mê ở người.

Từ đó, oxit nitơ không còn phổ biến nữa. Những bữa tiệc khí cười dần mất đi. Nếu như trước đây nó được sử dụng cho giải trí thì ngày nay oxit nitơ được dùng trong một số loại hình phẫu thuật.

Cập nhật: 02/04/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video