Khí Oxy tồn tại khi loài người chưa xuất hiện

Theo các nhà địa chất, không khí của khí quyển Trái đất được định hình xảy ra khoảng 2,48 đến 2,32 tỷ năm trước.

Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế vừa xuất bản nghiên cứu của mình trên tờ Nature cho rằng, khí Oxy đã tồn tại cách ngày nay khoảng 2,48 tỷ năm sau khi họ phân tích những mẫu quặng sắt từ đá cổ Pilbara ở Australia.

GS. Mark Barley và nhóm nghiên cứu của ông đã tìm ra cứ liệu trên từ mẫu đá tồn tại từ thời tiền sử, khẳng định bằng chứng sự tồn tại của khí Oxy đã có từ rất sớm kể từ khi chưa hình thành loài người.

“Đây là bằng chứng về mẫu sơ khai nhất của sự sống tồn tại được nhờ quá trình hô hấp. Vi khuẩn sống được nhờ hô hấp bằng khí oxy, tạo ra khoáng chất oxy hóa màu đồng, đồng thời “phóng thích” axit hòa tan đá và đất trên bề mặt trong đó có crôm, rồi chuyển ra đại dương bằng dòng chảy của nước”, GS. Barley nói.


Khí Oxy đã tồn tại 2,48 tỷ năm tuổi.

Cũng theo GS. Barley, các nhà nghiên cứu về sinh vật và địa lý đang làm việc tích cực để có được cơ sở dữ liệu cũng như những bằng chứng tốt hơn về thời gian những loại vi khuẩn liên quan tới tăng lượng khí Oxy trong không khí.

“Chúng tôi đã có một nhóm mẫu cụ thể từ sự hình thành của sắt và đã phân tích chất đồng vị crôm cũng như những nguyên tố khác để đưa ra bằng chứng xác đáng nhất về khí Oxy”, GS. Barley khẳng định.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video