Khỉ ưu ái kẻ bắt chước mình


Con người chúng ta thường bắt chước dáng điệu và phong cách của người đối diện, điều này thường diễn ra trong khi cả hai phía đều không nhận biết được.

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy sự bắt chước có thể làm tăng cảm tình và sự đồng tình mà người được bắt chước dành cho người bắt chước. Rộng hơn, những hành vi chung của loài người đã giúp chúng ta dễ dàng hòa hợp với nhau hơn và cùng phát triển trong một cộng đồng. Nói cách khác, bắt chước góp phần giúp những người xa lạ trở thành bạn bè.

Nhưng liệu điều này có đúng với các động vật linh trưởng khác hay không – đây vẫn là một câu hỏi còn để ngỏ. Kết quả nghiên cứu mới công bố trên tờ Science ngày 14 tháng 8 vừa qua đã khẳng định hiệu ứng này diễn ra ở loài khỉ mũ, một động vật linh trưởng có tính xã hội cao sống thành từng nhóm liên quan chặt chẽ.

Annika Paukner đến từ Viện Quốc gia về Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Nhân loại (NICHD) cùng các đồng nghiệp đã tiến hành một loạt thử nghiệm trên khỉ.

Mỗi con khỉ được cho một quả bóng ném. Chúng thường chơi đùa bằng cách lấy các ngón tay thọc quả bóng, ngậm bóng vào miệng hoặc đập bóng xuống đất.

Khỉ mũ sống ở Brazil. (Ảnh: Elisabetta Visalberghi)

Mỗi con khỉ sẽ được ghép đôi với hai người nữa cũng có bóng trong tay. Một người ngay lập tức bắt chước hành động của con khỉ, trong khi người còn lại thực hiện một hành động khác (ví dụ, đập bóng xuống đất trong khi khỉ thọc bóng bằng tay).

Những con khỉ thường nhìn chăm chú vào người bắt chước nó khi đang chơi đùa với bóng, và sẽ chọn ngồi gần vị trí của người này trong chuồng (mỗi chuồng có 3 phần, một phần ở trước người bắt chước, một ở trước người làm động tác khác, và một nằm trung lập ở giữa).

Khỉ cũng tỏ ra ưu ái người bắt chước trong một trò chơi khác. Nó lấy một đồ mỹ ký nhỏ từ tay người, sau đó đưa trả lại để nhận phần thưởng là một miếng kẹo dẻo. Cả người bắt chước và người không bắt chước đều trao phần thưởng như nhau, nhưng khỉ đã chọn trao đổi nhiều hơn với người bắt chước.

Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là dấu hiệu chứng tỏ khỉ có cảm giác gắn kết mạnh mẽ với người bắt chước, giống như hiện tượng xảy ra trong xã hội loài người.

“Tôi tin rằng mối liên hê giữa bắt chước và gắn kết là một cơ chế cơ bản, và nó có thể tồn tại ở rất nhiều động vật linh trưởng khác, thậm chí ở cả những loài động vật bậc thấp hơn nhưng cũng sống thành từng nhóm mang tính xã hội,” Paukner nói trong một email. “Tất nhiên chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để xác định cơ chế này phổ biến ở mức độ nào trong thế giới động vật.”

Cần tiến hành nghiên cứu thêm để biết được việc bắt chước có thực sự tạo ra cảm giác gắn kết hay không, Josep Call, cán bộ viện nghiên cứu Nhân loại học Tiến hóa Max Planck cho biết.

Cũng có thể bắt chước là một biểu hiện của sự lệ thuộc, do đó khỉ cảm thấy ít bị đe dọa bởi một người bắt chước, ông viết trong một bài báo cùng dòng sự kiện trên tờ Science.

G2V Star (Theo LiveScience)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video