Khoa học tuyên bố sẽ có ít nhất 187 triệu người mất chốn dung thân vào cuối thế kỷ này

Băng ở hai cực đang tan nhanh là một trong những hệ quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, nhưng cũng là mà điều khoa học đã nắm được từ nhiều năm nay. Có điều, thứ khoa học không biết là tốc độ tan chảy của băng có thể nhanh đến mức độ nào.

Tại Greenland - hòn đảo băng lớn nhất thế giới ở phương Bắc, băng đang tan với tốc độ nhanh hơn gấp 6 lần so với 4 thập kỷ trước. Ước tính mỗi năm, 286 tỉ tấn băng đã biến mất khỏi hòn đảo này. Còn Nam Cực vào thập niên 1980, lượng băng giá mất đi là 40 tỉ tấn/năm. Vậy mà theo số liệu trong thập kỷ vừa rồi, con số nhảy vọt lên 252 tỉ tấn.


Băng giá tại Greenland đang tan rất nhanh

Đó là những gì nêu trong bản báo cáo mới nhất được công bố trên Kỷ yếu Hàn lâm của Viện khoa học quốc gia (Hoa Kỳ). Các chuyên gia xác nhận rằng tốc độ tan băng đang tăng rất nhanh, và gần như chắc chắn sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại.

Theo đó trong vòng 80 năm nữa, nếu nhiệt độ Trái đất tăng thêm 5oC, mực nước biển sẽ tăng gần 2m. Với mức tăng như vậy, sẽ có ít nhất 187 triệu người mất chốn dung thân, kể cả người dân ở 2 thành phố lớn là New York và Thượng Hải.

Tốc độ tan băng đang bị đánh giá quá thấp

Greenland có lớp băng vĩnh cửu rộng tới 1,7 triệu km2, lớn gấp 3 lần tiểu bang Texas của Hoa Kỳ. Theo số liệu từ Trung tâm Băng tuyết quốc gia (Hoa Kỳ) thì cùng với thềm băng ở Nam Cực, cả 2 chứa 99% lượng nước ngọt trên toàn thế giới dưới dạng băng và tuyết, cùng độ dày lên tới hàng kilomet.

Nhưng các hoạt động của loài người đã đẩy một lượng khí nhà kính khổng lồ vào khí quyển, bắt các đại dương hấp thụ 93% lượng nhiệt tăng lên. Các thềm băng bắt đầu tan chảy với tốc độ chóng mặt.


Dự đoán nước biển sẽ tăng khoảng 97cm tính đến cuối thế kỷ 21.

Năm 2013, các chuyên gia tại UN dự đoán nước biển sẽ tăng khoảng 97cm tính đến cuối thế kỷ 21. Nhưng theo báo cáo mới được ghi nhận dựa trên những gì đang xảy ra, con số phải cao hơn thế gấp 2 lần.

Rủi ro xảy ra tình huống này chỉ là 5%, nhưng các chuyên gia tin rằng đó là con số đáng để lo ngại, vì mọi chuyện đều có thể xảy ra.

187 triệu người trở thành nạn nhân của băng tan

Nước biển dâng 2m, nghĩa là Trái đất mất đi 1,8 triệu km2 đất. Đó là con số lớn hơn diện tích của Pháp, Đức, Tây Ban Nha và toàn bộ Anh Quốc cộng lại.

Các thành phố ven biển như London, New York, Thượng Hải sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Các quốc đảo nhỏ tại Thái Bình Dương - như Vanuatu chẳng hạn - cũng sẽ hoàn toàn biến mất, hoặc trở thành nơi không thể sinh sống được. Những vùng đất chịu trách nhiệm sản sinh lương thực cho toàn thế giới - như đồng bằng châu thổ sông Nile, cũng không còn nguyên vẹn.


Cảnh tượng này sẽ không lạ vào cuối thế kỷ 21?

Tổng cộng, sẽ có khoảng 2,5% dân số thế giới mất chốn dung thân, tương đương 187 triệu người.

"Để dễ hình dung, chúng ta từng thấy làn sóng người tị nạn tại châu Âu từ Syria lên tới cả triệu người. Nhân lên khoảng 200 lần sẽ ra số người mất nhà cửa nếu nước biển dâng thêm" - trích lời Jonathan Bamber, tác giả nghiên cứu.

Cập nhật: 23/05/2019 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video