Khoa học xác nhận có 9 loài hổ trên Trái đất, 3 loài đã tuyệt chủng

Hổ nào mà chả là hổ, tại sao phải phân loại ra?

Trong nhiều năm, cộng đồng quan tâm nghiên cứu động vật hoang dã đã tranh cãi rất nhiều về câu chuyện bảo tồn loài hổ. Trong đó, thắc mắc lớn nhất là hơn 4000 cá thể còn sót lại có thuộc về cùng một loài? Liệu rằng hổ Siberia và hổ Indonesia có khác gì nhau không?

Đây là một thắc mắc rất quan trọng cần phải giải đáp, vì nó để lại nhiều bế tắc cho công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học dành cho loài hổ. Nếu hổ Siberi và hổ Indonesia là khác nhau, thì làm việc giao phối chéo sẽ làm xáo trộn bộ gene của hai loài, dẫn đến hậu quả khôn lường.

Và may mắn là mới đây, các chuyên gia đã có kết luận chính thức, khi phân số lượng hổ còn sót lại trên Trái đất ra làm 6 loài.


Số lượng hổ còn sót lại trên Trái đất hiện nay là 6 loài.

Chính xác hơn thì chúng ta có 9 loài, nhưng rất tiếc danh sách phân loại này đã đến quá muộn, vì 3 loài đã chính thức tuyệt chủng. Đó là hổ Ba Tư (1970), hổ Bali (1937), và hổ Javan (1976). Dù vậy, danh sách này sẽ giúp khoa học đưa ra các giải pháp hữu hiệu hơn để cứu những loài hổ vẫn đang sống, bao gồm hổ Bengal, Amur, Sumatran, Indonesia và Malayan.

"Việc phân loại không đồng nhất đã gây cản trở rất nhiều cho quá trình phục hồi một số loài hổ đang trên bờ vực tuyệt chủng" - trích lời Shu-Jin Luo, chủ nhiệm nghiên cứu đến từ ĐH Peking (Bắc Kinh, Trung Quốc).

"Đây là nghiên cứu đầu tiên tiếp cận lịch sử tự nhiên của loài hổ từ khía cạnh di truyền. Nó cho chúng ta các bằng chứng rất rộng về nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài vật này".

Để có được kết quả, nhóm nghiên cứu đã phân tích bộ gene của 32 cá thể hổ các loài.


Hổ xuất hiện từ 2 - 3 triệu năm trước.

"Lần đầu tiên chúng ta có thể tái lập lại con đường tiến hóa của các loài hổ hiện đại" - trích trong báo cáo nghiên cứu. Dù đa dạng sinh học vẫn còn thấp, nhưng 6 loài hổ này là những dạng tiến hóa độc nhất trong số các loài họ mèo.

Các bằng chứng hóa thạch cho thấy hổ xuất hiện từ 2 - 3 triệu năm trước. Nhưng các dấu vết di truyền chỉ ra rằng tất cả các loài hổ đều quy về một nút thắt vào khoảng 110.000 năm trước - trùng với thời điểm nhiệt độ toàn cầu giảm xuống trong kỷ Peleistocene.

Vào giai đoạn này, hổ Panthera tigris bắt đầu phân nhánh - hoặc ở lại Đông Nam Á và Trung Quốc, hoặc di chuyển đi xa hơn và tiến hóa để phù hợp với môi trường mới.

Như hổ Sumatran ngày nay đã tiến hoá để sở hữu vằn đen hơn, dày hơn, cơ thể cũng nhỏ hơn để đỡ hao năng lượng, do con mồi của chúng trên đảo Sunda có hình thể cũng nhỏ bé. Ngược lại, hổ Amur thì sở hữu cơ thể to lớn, lông nhạt hơn để đối phó với cái lạnh của nước Nga.

"Việc hiểu về lịch sử phát triển của các loài hổ cho chúng ta một nền tảng nhận biết loài, đưa ra được chiến dịch bảo tồn phù hợp hơn cho chúng" - nghiên cứu kết luận.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology.

Cập nhật: 29/10/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video