Chuyện về các "chiến binh" động vật

Bộ Quốc phòng Mỹ từng có kế hoạch mang gà theo phục vụ cho cuộc chiến ở Iraq. Còn cảnh sát Iran vừa bắt giữ 14 con sóc bị tình nghi là được sử dụng để do thám nước này.

Theo IRNA, hãng thông tấn chính thức của Iran, những con sóc nói trên được tìm thấy ở gần biên giới với các thiết bị do thám gắn trên cơ thể. Có nhiều nguồn tin khẳng định rằng, chúng được gắn các thiết bị định vị toàn cầu. IRNA cho biết những con vật thuộc loài gặm nhấm này đã bị lực lượng an ninh Iran phát hiện từ lâu nhưng chỉ đến cách đây 2 tuần, việc bắt giữ mới được thực hiện.

Hiện không ai biết số phận của những con vật này ra sao. Điều khiến người ta ngạc nhiên là sóc - một loài vật vốn rất nhút nhát - lại được huy động vào mục đích an ninh, quân sự.

Gà cũng là "lính chiến".
(Ảnh: Chickenssuit)

Theo Tạp chí Science World, năm 2003, lính thủy đánh bộ Mỹ tại Kuwait đã mua 43 con gà sống để phát hiện hóa chất, tương tự như việc thợ mỏ dùng chim hoàng yến để tìm khí độc dưới lòng đất. "Chiến dịch gà trên mặt trận Kuwait" này hoàn toàn là chuyện nghiêm túc của Lầu Năm Góc. Theo Tạp chí Time, Bộ Quốc phòng Mỹ thậm chí đã có kế hoạch mang gà theo phục vụ cho cuộc chiến lật đổ Saddam Hussein ở Iraq sau đó.

"Gà có phổi như con người, nhưng chúng cũng có những túi khí. Nếu có chất độc nào trong không khí, gà sẽ chết sớm hơn người", Tizard, chuyên gia nghiên cứu chim ở Đại học Texas A&M (Mỹ), nói. Trong cuộc chiến vùng Vịnh nhằm đánh bật quân Iraq khỏi Kuwait, gà cũng được sử dụng để hỗ trợ quân Mỹ.

Mỹ không phải là nước duy nhất sử dụng các "chiến binh" động vật. Năm 2001, chính quyền Anh tiết lộ rằng cơ quan an ninh MI5 từng có kế hoạch tuyển dụng một nhóm chuột nhảy được huấn luyện đặc biệt để phát hiện gián điệp. Những con vật này lĩnh nhiệm vụ hỗ trợ thẩm vấn các nghi can do chúng có thể phát hiện sự gia tăng adrenalin, chất được tiết ra trong mồ hôi của người khi bị stress.

Giám đốc MI5 khi đó là S.Lander cho biết, kế hoạch trên đã được xem xét vào thập niên 70, nhưng sau đó bị hủy bỏ vì các con chuột nhảy không phân biệt được những tên khủng bố với hành khách... sợ đi máy bay. Đây không phải là lần đầu tiên các nhân viên an ninh Anh xem xét sử dụng loài gặm nhấm. Theo hồ sơ được công bố vào năm 1999, Anh từng sử dụng chuột để gây nổ trong Thế chiến thứ hai.

Cuối cùng, không thể không nhắc đến chim bồ câu. Trong Thế chiến thứ nhất, quân đội Mỹ đã sử dụng ít nhất 600 chim bồ câu đưa tin tại Pháp. Trong đó chú bồ câu Cher Ani đã được tặng huy chương Vì hành động dũng cảm. Trong phi vụ cuối cùng vào tháng 10/1918, dù bị bắn trọng thương ở ức, Cher Ani vẫn cố chuyển đi một thông điệp mà nhờ đó, khoảng 200 lính Mỹ được cứu thoát.

Theo Thanh Niên, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video