Khoảnh khắc gây sốc, loài rắn độc thứ hai thế giới tự làm phẳng mình để lẻn vào nhà

Đoạn video do Mark Pelley đăng tải cho thấy một con rắn nâu phương đông to lớn có thể làm phẳng cơ thể để chui qua khe cửa.


Con rắn nâu phương đông có thể uốn éo cơ thể của chúng để chui qua khe cửa đóng kín.

Mới đây, đoạn phim được chia sẻ bởi Mark Pelley, người bắt rắn có trụ sở tại Melbourne, Úc cho thấy cách những con rắn nâu phương đông có thể uốn éo cơ thể của chúng để dễ dàng chui qua những cánh cửa đóng kín, đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng.

Pelley nói trong video: “Những con rắn nâu phương đông, thậm chí là một con lớn như thế này, có khả năng tự làm phẳng mình và dần dần chui vào những khe hở nhỏ dưới cửa ra vào”.

Đoạn video được tải lên vào ngày 2/3, đã được xem hơn 800.000 lần trên TikTok và hơn 3.500 lần trên Facebook .

Pelley cho biết, ở Úc, việc bắt gặp những con rắn lẻn vào nhà người dân như thế này trong những tháng mùa hè là điều khá phổ biến. Pelley nói với Newsweek: “Rắn luôn vào nhà người dân để tìm kiếm thức ăn, nước uống, nơi trú ẩn.

Con rắn trong video dài khoảng 1,7m (Pelley mô tả đây là một con lớn)”.

Theo Bảo tàng Úc, kích thước trung bình của một con rắn nâu phía đông chỉ dưới 1,5m.

Rắn nâu phương đông (Pseudonaja textilis) là loài bản địa ở Úc và New Guinea. Chúng được coi là loài rắn độc thứ hai thế giới và là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp tử vong do rắn cắn hơn bất kỳ loài nào khác ở Úc. Vết cắn của chúng chứa một chất độc thần kinh cực mạnh, dần dần làm tê liệt các dây thần kinh của tim, phổi và cơ hoành của nạn nhân, khiến họ chết ngạt.

Những con rắn này được tìm thấy ở nhiều môi trường sống khắp nước Úc, bao gồm một số khu vực đông dân cư nhất của đất nước. Do đó, các cuộc đụng độ với những loài bò sát này không phải là hiếm.

Đáp lại đoạn video của Pelley, nhiều người dùng đùa rằng họ sẽ giết chết bất kỳ con rắn nào lẻn vào nhà mình như thế. Nhưng Pelley nói rằng đây không phải là một ý kiến ​​hay.

Ông nói: “Nếu bạn nhìn thấy một con rắn, đừng cố làm hại nó. Rắn thường chỉ cắn để tự vệ và rắn nâu phương đông cũng không ngoại lệ. Bất chấp danh tiếng "hung dữ", rắn nâu phương đông thường chọn cách bỏ chạy nếu chúng bị làm phiền và chỉ cắn nếu chúng bị khiêu khích”.

“Giết rắn ở Úc là bất hợp pháp, không chỉ vì những rủi ro liên quan mà còn vì vai trò sinh thái quan trọng của những loài động vật này trong môi trường của chúng. "Điều quan trọng là phải hiểu rằng chúng có vai trò quan trọng trong tự nhiên nên đừng làm hại chúng", Pelley nói thêm.

Pelley đưa ra lời khuyên: “Nếu bạn nhìn thấy một con rắn trong nhà, điều tốt nhất bạn có thể làm là gọi cho người bắt rắn địa phương”.

Cập nhật: 06/12/2024 NĐT
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video