Không nên uống nước đóng chai để lâu ở chỗ nắng nóng

(khoahoc.tv) - Người Mỹ có thể nhận một cảnh báo từ một nghiên cứu của Trường Đại học Florida về nước đóng chai thực hiện tại Trung Quốc - đừng uống nước nếu bạn đã để chai nước ở lâu một chỗ có nhiệt độ cao.

Các chai nước bằng chất dẻo được tạo ra bởi chất polyethylene terephthalate. Khi bị nóng lên, vật liệu này sẽ giải phóng antimon (Sb) và bisphenol A, thường được gọi là BPA.

Trong khi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (EPA) - cho biết BPA không phải là vấn đề đáng lo ngại ở liều lượng thấp tìm thấy ở các vỏ đồ uống, vẫn cần nghiên cứu các tác động của chất này. Một số cơ quan y tế, gồm các cơ quan tại Mayo Clinic, cho biết chất này có thể gây ra các tác động tiêu cực tới sức khỏe của trẻ em.

Antimon được Cơ quan quốc tế nghiên cứu ung thư (International Agency for Research on Cancer) liệt kê là một chất gây ung thư, cơ quan này là một bộ phận của tổ chức y tế thế giới (WHO).

Giáo sư khoa học nước và thổ nhưỡng Lena Ma thuộc trường Đại học Florida dẫn đầu một nhóm nghiên cứu về các chất hóa học giải phóng ra trong 16 nhãn hiệu nước đóng chai được giữ ở nhiệt độ 158 độ F (70 độ C) trong vòng 4 tuần, những gì các nhà nghiên cứu xem là "tình huống xấu nhất" đối với người tiêu dùng.

Trong 16 nhãn hiệu, chỉ một nhãn hiệu nước đóng chai có antimon và BPA vượt tiêu chuẩn của EPA (United States Environmental Protection Agency - cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ). Dựa trên nghiên cứu này cho thấy, việc cất giữ tại nơi có nhiệt độ cao có vẻ như không phải là rắc rối lớn, Ma nói. Nhưng bà cho biết, cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để biết được những nhãn hiệu khác có an toàn hay không.

Nghiên cứu của Ma phát hiện thấy khi những chai nước được giữ ấm qua thời gian kéo dài 4 tuần, nồng độ antimon và BPA đã tăng lên "Nếu bạn giữ chai nước đủ lâu thì có thể sẽ đáng lo ngại", Ma nói. Ma là một thành viên thuộc viện nghiên cứu về thực phẩm và khoa học nông nghiệp (Institute of Food and Agricultural Sciences), bà cũng là người sở hữu một chương trình nghiên cứu tại trường đại học Nam Kinh tại Trung Quốc.

Nhà khoa học này cảnh báo: không nên để chai nước trong cốp xe nóng vài tuần liền hoặc bỏ quên trong ô tô của bạn cả ngày trong mùa hè nắng nóng.

Vì điều mà Ma cho rằng, sự khác biệt về văn hóa và vì những người Trung Quốc tin tưởng vào nước máy của họ hơn, một số chai nước bị bỏ lại trong thùng xe vài tuần liền. Năm 2011 Trung Quốc tiêu thụ khoảng 9,6 tỷ gallon nước đóng chai, làm quốc gia này trở thành một thị trường lớn của loại hàng hóa này.

Theo hiệp hội quốc tế về nước đóng chai (International Bottled Water Association) cho thấy cũng trong năm 2011 người Mỹ uống khoảng 9,1 tỷ galloon nước đóng chai. Trong khi đa phần người Mỹ không để chai nước trong xe trong thời gian dài, họ thường chỉ để trong một hoặc hai ngày. Uống nước để lâu như vậy sẽ không nguy hiểm, nhưng làm như vậy thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe, bà nói. Và không chỉ những dụng cụ chứa nước là đáng để nghiên cứu sâu hơn, Ma nói thêm.

"Cần phải chú ý hơn tới các loại đồ uống được đóng gói bằng chất dẻo polyethylene terephthalate, ví dụ như các loại sữa, cà phê và nước hoa quả có tính axit". "Chúng tôi chỉ kiểm nghiệm nước tinh khiết. Do vậy, nếu đó là nước hoa quả có tính axit thì các kết quả còn có thể khác đi".

Và mặc dù không phải là một phần của nghiên cứu, Ma khuyến nghị dùng nước máy thay vì nước đóng chai. Cả hai loại nước này được quy định bởi chính phủ Liên Bang, nước máy bởi EPA và nước đóng chai bởi Cục Quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ.

Nghiên cứu được công bố trong ấn bản tháng này của tạp chí ô nhiễm môi trường Environmental Pollution

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video