"Khuôn mặt cười" trên Hỏa Tinh đang tươi hơn

Hai bức ảnh được chụp bởi tàu vũ trụ MRO của NASA trong khoảng thời gian 10 năm.

Hình ảnh từ camera Thí nghiệm Khoa học Hình ảnh Độ phân giải cao (HiRISE) trên tàu Quỹ đạo Theo dõi sao Hỏa (MRO) đã ghi lại hình ảnh bề mặt của hành tinh này và so sánh với chính nó của 10 năm về trước.

Bức ảnh đầu tiên được chụp vào năm 2011 và bức thứ 2 chụp vào tháng 12/2020. Theo trang Sciencealert, hai bức ảnh này được ghi nhận vào cùng một mùa nhưng lại cho thấy một vài điểm khác biệt thú vị.

Theo đội nghiên cứu HiRISE, điểm khác biệt đầu tiên là về màu sắc. Màu sắc của miệng núi lửa "Happy Face" tại hai thời điểm khác nhau do có lượng sương màu sáng phủ trên bề mặt khác nhau, khiến cho lớp vỏ của hành tinh này có màu đỏ thẫm hơn.

Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ nhận thấy hình dạng của miệng núi lửa đã thay đổi do sức nóng của Mặt Trời đã làm “thăng hoa” vật chất rắn trên bề mặt thành khí, đây là quá trình mà chất rắn chuyển hóa trực tiếp thành chất khí và bỏ qua giai đoạn hóa lỏng.


"Gương mặt cười" trên bề mặt sao Hỏa. (Ảnh: Sciencealert).

Quá trình xói mòn nhiệt này khiến miệng núi lửa Happy Face, vốn khá giống một khuôn mặt đang cười, cười tươi hơn. Nhìn vào hình chụp năm 2020, chúng ta dễ dàng thấy phần “miệng” của gương mặt đã rộng hơn và phần “mũi” trông như đã phát triển thêm và gộp lại với nhau. Trước đó, trong bức ảnh năm 2011, phần mũi này chỉ là hai chấm nhỏ tách biệt.

Tàu MRO là một trong những tàu vũ trụ lâu đời nhất của NASA. Con tàu được phóng lên năm 2005, đến sao Hỏa vào năm 2006 và bắt đầu theo dõi hành tinh này kể từ đó. HiRISE là camera mạnh nhất từng được gửi đến một vì sao trong Hệ Mặt trời và máy quay này đã cung cấp vô số hình ảnh chi tiết đến kinh ngạc về sao Hỏa.

Một số thông tin thú vị, được ghi nhận những năm qua có thể kể đến là tình trạng tuyết lở, các dòng chảy tối có thể có hoặc không có vật chất màu xám thấm lên bề mặt, hình ảnh tàu vũ trụ và tàu lượn của chính chúng ta đang bay trên bề mặt sao Hỏa…


HiRISE là camera mạnh nhất từng được gửi đến một vì sao trong Hệ Mặt trời. (Ảnh: NASA).

Nhưng nhiệm vụ lớn nhất của tàu vũ trụ này chính là khả năng theo dõi thay đổi của bề mặt sao Hỏa. Nhóm HiRISE đã ghi nhận và nghiên cứu “gương mặt cười” trong hơn một thập kỷ, để giờ đây, chúng ta có thể trực tiếp để chúng cạnh bên nhau và so sánh.

“Việc đo lường những thay đổi của sao Hỏa giúp các nhà khoa học hiểu hơn về sự lắng đọng và mất đi hàng năm của lượng sương bề mặt và xu hướng biến đổi khí hậu trên hành tinh màu đỏ này”, Ross Beyer, nhà nghiên cứu thuộc HiRISE, cho biết.

Cập nhật: 25/01/2021 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video