Loài cá sấu hiện đại vẫn có ngoại hình y hệt tổ tiên của chúng cách đây 200 triệu năm trước?

  •  
  • 945

Nghiên cứu mới giúp giải thích tại sao ngoại hình của cá sấu không thay đổi trong 200 triệu năm qua.

Trong một nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học từ Vương quốc Anh đã đi tìm hiểu tại sao "hóa thạch sống" hay cá sấu vẫn giữ được vẻ ngoài gồ ghề kể từ thời kỳ hoàng kim của loài khủng long. Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã sử dụng "mô hình tiến hóa nâng cao" để chỉ ra lý do tại sao một số loài động vật vẫn giống hệt nhau kể từ sau vụ tuyệt chủng hàng loạt giữa kỷ Trias và kỷ Jura.

Những con cá sấu từ thời khủng long này vẫn trông giống cá sấu ngày nay.
Những con cá sấu từ thời khủng long này vẫn trông giống cá sấu ngày nay.

Chia sẻ với trang The Conversation, tác giả chính Max Stockdale đến từ Đại học Bristol giải thích: "Họ hàng của cá sấu đã có từ rất lâu đời. Hóa thạch của chúng đã được tìm thấy trong đá từ đầu kỷ Jura và có niên đại khoảng 200 triệu năm tuổi. Kỳ lạ hơn nữa, những con cá sấu từ thời khủng long này vẫn trông giống cá sấu ngày nay một cách đáng ngạc nhiên".

Để nghiên cứu sâu hơn sự tiến hóa của loài cá sấu ngày nay, các nhà nghiên cứu đã đưa một lượng lớn dữ liệu tiến hóa vào một mô hình toán học mới. Họ phát hiện thấy những con cá sấu, trong đó có 25 loài rất giống nhau đã tiến hóa theo một hình dạng tổng thể được gọi là "trạng thái cân bằng đứt quãng".

Loài cá sấu thời mới bắt đầu phát triển có thân hình khá to lớn, đôi khi nó giống như cái quạt nhưng cũng có một số loài tiến hóa nhanh hơn.

Nhưng trong suốt 200 triệu năm lịch sử, những con cá sấu đã tiến hóa chậm hơn, chậm đến mức chúng trông vẫn giống hệt những con cá sấu cách đây khoảng 200 triệu năm và chắc chắn quỹ đạo tiến hóa vẫn sẽ tiếp tục như vậy.

Một sự trùng hợp may mắn là các loài tiến hóa chậm hơn rất biết cách kết hợp các phẩm chất tốt nhất, giúp chúng tồn tại được trong mọi điều kiện sinh trưởng. Giống như bọ rùa hoặc gián, cá sấu có những phẩm chất gần giống với những "sinh vật ái cực", tức chúng có thể tồn tại trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt, ví dụ như không cần ăn trong thời gian dài.

Các nhà khoa học cho biết trạng thái cân bằng đứt quãng xuất hiện nhiều hơn ở những sinh vật phải đối mặt với áp lực bên ngoài lớn, đặc biệt sau vụ tuyệt chủng hàng loạt. Sự tuyệt chủng hàng loạt cũng xen kẽ với sự ra đời của nhiều loài mới.

Trong suốt 200 triệu năm lịch sử, những con cá sấu đã tiến hóa chậm hơn.
Trong suốt 200 triệu năm lịch sử, những con cá sấu đã tiến hóa chậm hơn.

Về cơ bản khi Trái đất đột nhiên không còn sự sống và khi xuất hiện một loại khí hậu hoặc môi trường mới, lúc này các cá thể đột biến có thể dễ dàng nắm bắt điều kiện thích hợp này để sinh trưởng và phát triển.

Những con cá sấu đã trải qua rất nhiều biến cố của Trái Đất để tồn tại cho đến ngày nay. Các nhà khoa học cho rằng, mô hình cân bằng đứt quãng tương tự có thể áp dụng cho các hóa thạch sống khác như loài rùa.

Việc hiểu được những loại động vật nào đang sống và có ngoại hình không thay đổi qua thời gian và loài nào đã chết giúp các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu sâu hơn lịch sử tiến hóa của Trái đất.

Cập nhật: 19/01/2021 Theo Pháp luật và bạn đọc
  • 945