Kỉ lục thế giới mới về đi bộ đối với...robot

Một con robot với tên gọi Ranger của Đại học Cornell (Hoa Kì) đã lập nên kỉ lục thế giới về đi bộ khi đi liên tục 40.5 dặm mà không cần sạc pin, không cần bất kì sự giúp đỡ nào.

Dự án chế tạo và lập trình Ranger do giáo sư chuyên ngành cơ khí và hàng không Andy Ruina đứng đầu. Ranger bắt đầu hành trình của mình tại sân vận động Barton (trong khuôn viên của Đại học Cornell) vào lúc 2 giờ chiều ngày 1 tháng 5 và kết thúc quá trình xác lập kỉ lục vào lúc 9 giờ tối ngày 2 tháng 5. Nó đi được cả thẩy là hơn 300 vòng với tốc độ 1.3 dặm một giờ. Như vậy, kỉ lục thế giới về đi bộ của robot được xác lập cho nó với thành tích 30 giờ, 49 phút và 2 giây.

Trước đó, kỉ lục về đi bộ liên tục cho robot được xác định là 14.3 dặm vào tháng 7 năm ngoái. Các nhà nghiên cứu ở Đại học Cornell chỉ nghĩ rằng Ranger chỉ có thể đi được cỡ 26.2 dặm nhưng không ngờ kết quả lại vượt quá sự mong đợi.

Ranger được trang bị 6 bộ máy tính nhỏ gọn thực thi 10.000 dòng lệnh. Ngoài ra còn có các bộ cảm ứng điện và cơ khí. Các thiết bị chỉ ngốn khoảng 4.7 watt. Để Ranger đi được xa nhất có thể, các nỗ lực tập trung làm giảm lượng điện tiêu thụ của các thiết bị gắn trên nó.

Giáo sư Andy Ruina cho biết, mục tiêu của chúng tôi là tiết kiệm điện năng tối đa trong khi vẫn duy trì khả năng cân bằng của Ranger. Việc thiết kế một con robot đi được 186.076 bước chỉ ngốn có 5 cent tiền điện là điều rất có ý nghĩa. Chúng tôi sẽ cố gắng để hoàn thiện con robot của mình nhằm xác lập thêm một vài kỉ lục khác.

Theo GD&TĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video