Kinh hoàng loài nấm tạo ra "tình dược", kích thích ruồi đực giao phối với ruồi cái đã "ngủm củ tỏi"

Nếu bạn nhìn thấy một con ruồi chết trên bệ cửa sổ, được bao quanh bởi những bào tử trắng nhỏ li ti, thì đó là một cái bẫy chết chóc. Loài côn trùng này đã bị xâm nhập bởi một loại nấm chiếm lấy bộ não của nó, điều khiển con ruồi để tìm ra nơi cao nhất mà nó có thể đến và khiến con ruồi chết đi.

Từ đó, nấm phóng bào tử của mình vào không khí để lây nhiễm cho càng nhiều ruồi khỏe càng tốt. Thậm chí kỳ lạ hơn: Con đực cố gắng giao phối với con cái đã chết, bị nấm làm cho sưng tấy.


Loại nấm này giải phóng các hóa chất dụ ruồi để tăng khả năng lây nhiễm bệnh cho chúng

Giờ đây, một nghiên cứu đã tiết lộ rằng loài nấm này tạo ra một “liều thuốc tình yêu” bằng cách giải phóng các hóa chất dụ ruồi để tăng khả năng lây nhiễm bệnh cho chúng.

Carolyn Elya, một nhà sinh học phân tử và nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Harvard, người nghiên cứu về nấm (nhưng không tham gia nghiên cứu), cho biết: “Bài nghiên cứu mới cho thấy một cách khác mà nấm di chuyển sang các vật chủ mới. Chúng đã đạt được một bước tiến lớn.”

Trước khi có nghiên cứu mới, một số nhà khoa học đã quan sát thấy những con ruồi đực đang cố gắng giao phối với xác của những con cái đã chết vì loại nấm Entomophthora muscae. Có vẻ như sự tiếp xúc này có thể giúp nấm lây lan, nhưng lúc đó vẫn chưa rõ liệu nấm có thu hút được con đực hay không.

Henrik de Fine Licht, nhà sinh thái học tại Đại học Copenhagen, và Andreas Naundrup Hansen, một nghiên cứu sinh, đã kiểm tra xem liệu loài nấm có đang dụ những con đực khỏe mạnh đến với những con cái đã chết bằng cách khiến chúng cảm thấy muốn giao phối hay không.

Đầu tiên, Hansen lây nhiễm nấm cho những con ruồi cái, và ngay sau khi chúng chết, anh ta đặt từng con một vào đĩa petri. Mỗi lần, anh ta thêm một con đực khỏe mạnh vào đĩa và quan sát xem nó có tiếp cận con cái đã chết hay không, nó ở gần đó trong bao lâu và liệu nó có thử giao phối hay không. Anh cũng thực hiện các thí nghiệm kiểm soát bao gồm những con cái không bị nhiễm bệnh mà anh ta đã giết bằng cách đóng băng.


Thí nghiệm của Andreas Naundrup Hansen với ruồi đực và ruồi cái.

Kết quả, những con đực có khả năng tiếp cận giao phối gấp 5 lần khi con cái chết vì nấm. Đôi khi, việc giao phối mạnh mẽ đến mức tạo ra một đám mây bào tử, nhưng ngay cả những tiếp xúc đơn giản cũng đủ để lây nhiễm cho một con đực khỏe mạnh.

Trong một thí nghiệm khác, những con đực khỏe mạnh có thể chọn giữa hai con cái chết trong cùng một đĩa petri, một con bị nhiễm bệnh và con không bị nhiễm bệnh. Các con đực sẽ thực hiện giao phối thường xuyên hơn (so với khi không có con cái nào bị nhiễm bệnh), nhưng chúng không phân biệt được giữa hai con cái. Hansen nghi ngờ nấm phát ra một số loại tín hiệu giao phối. Anh nói: “Nó gần giống như một loại thuốc kích dục, có thể đưa hành vi tình dục của con đực lên mức siêu thường.”

Sau đó, Hansen kiểm tra xem con đực có thực sự bị thu hút bởi các bào tử nấm hay không. Anh ta đặt bốn con ruồi đực vào một cái buồng nhỏ chứa hai đĩa petri trắng đục. Bên trong mỗi đĩa petri là hai mảnh giấy bẫy ruồi, một mảnh có phủ bào tử nấm và mảnh kia thì không. Trong 43 lần thử nghiệm, cả 4 con ruồi đều đậu trên tờ giấy với các bào tử nấm. Tờ giấy bắt ruồi còn lại chỉ bắt được cả 4 con ruồi trong 17 lần thử nghiệm.

Matthew Kasson của Đại học West Virginia, người chuyên nghiên cứu về nấm diệt côn trùng, cho biết: “Đó thực sự là một nghiên cứu tuyệt vời”.

Nhóm nghiên cứu nghi ngờ mùi nồng của nấm - mùi cỏ, hơi ngọt - là một phần của sự hấp dẫn. Bằng cách đặt một điện cực trên đầu râu của một con ruồi, Hansen cho thấy nấm đã kích thích một dòng điện trong não. Để tìm hiểu loại hóa chất mà nấm tiết ra, anh đã chiết xuất các hợp chất từ ruồi chết bằng dung môi. Làm việc với các nhà sinh thái học hóa học tại Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển, nhóm nghiên cứu nhận thấy ruồi bị nhiễm nấm chứa nhiều hóa chất hơn so với ruồi khỏe mạnh, sự hiện diện và phong phú của một số loại này thay đổi theo thời gian con ruồi bị nhiễm.


Nhóm nghiên cứu nghi ngờ mùi nồng của nấm  là một phần của sự hấp dẫn.

Một số hóa chất, được gọi là alkan-phân nhánh metyl, trước đây đã được biết đến là kích thích ruồi nhà đực giao phối.


Sự thu hút của nấm có thể được phát hiện trong nhà hoặc ngoài trời.

Các nhà nghiên cứu không thể xác định chất thu hút hóa học cụ thể của nấm, nhưng họ cho biết nếu có thể phân lập và sản xuất nó, nó có thể hữu ích như một mồi nhử để bẫy ruồi nhà. Nhưng trong khi đó, các nhà nghiên cứu cho biết họ rất kinh ngạc trước khả năng thao túng vật chủ của loài nấm này. “Tôi thực sự ấn tượng và ngạc nhiên về mức độ chuyển thể mà nó thể hiện,” de Fine Licht nói.

Sự thu hút của nấm có thể được phát hiện trong nhà hoặc ngoài trời. “Nếu mọi người quan tâm đến điều này, lời khuyên của tôi là dừng lại và — tôi sẽ không nói là ngửi — nhưng hãy dừng lại và quan sát lũ ruồi”.

Cập nhật: 08/11/2021 Theo Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video